Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Tap chi MT so 11-2020 (full)_9265f1aa (Trang 39)

tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) ở Việt Nam” (Dự án BR) càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường phương pháp quản lý hài hòa với thiên nhiên. Nhân dịp Khởi động Dự án BR, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thanh Nhàn – Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học - Phó Giám đốc Dự án BR.

9Thưa bà, có thể nói, việc triển khai Dự án BR có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với các áp lực từ hoạt động phát triển và thiên tai. Bà có thể giới thiệu đôi nét về Dự án BR ?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, mở rộng mạng lưới giao thông, phát triển du lịch… đang làm thay đổi cảnh quan, gia tăng mối đe dọa đến dịch vụ hệ sinh thái (HST) và đa dạng sinh học (ĐDSH).

Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng các bên liên quan xây dựng và phê duyệt thành công Dự án BR do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua UNDP. Dự án nhằm hỗ trợ hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc bảo vệ, quản lý KDTSQ; Tăng cường hiệu quả quản lý ba KDTSQ tham gia Dự án là KDTSQ Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai; KDTSQ Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam; KDTSQ

Tây Nghệ An, tỉnh Nghệ An thông qua hoạt động tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên; phục hồi và quản lý rừng bền vững; hỗ trợ các mô hình sinh kế cộng đồng nhằm giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và quản lý bảo tồn ĐDSH.

Giải pháp lâu dài mà Dự án đề ra là giúp Việt Nam đưa vấn đề bảo tồn, bảo vệ ĐDSH vào quy hoạch, quản lý cảnh quan, rừng và cảnh quan biển; đồng thời cũng đưa những nội dung này vào các lĩnh vực kinh tế, sản xuất chính để chuyển dịch sang phát triển bền vững và công bằng hơn. Để đạt được điều này, cần thực hiện các hành động nhằm tăng cường năng lực, sự phối hợp giữa các cấp quốc gia và cấp tỉnh về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH, phòng ngừa, quản lý các loài ngoại lai xâm hại.

9Bà có thể cho biết, việc lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn ĐDSH vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: KDTSQ là những khu

Một phần của tài liệu Tap chi MT so 11-2020 (full)_9265f1aa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)