trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trên phạm vi cả nước trong 10 năm qua (giai đoạn 2010 - 2020) cho thấy, phụ nữ có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng NTM, hàng triệu phụ nữ đã đóng góp công sức, kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn; tham gia hiến đất, góp công làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các công trình về giáo dục, y tế, văn hóa; là lực lượng chủ chốt tham gia công tác vệ sinh, BVMT nông thôn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu... Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, câu lạc bộ, hoạt động phù hợp với thực tế của từng địa phương và đem lại kết quả tích cực. Để hiểu rõ hơn về những đóng góp của phụ nữ trong công tác BVMT, nâng cao hiệu quả xây dựng NTM, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Hoàng Anh – Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
9Trong thời gian qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã có những hoạt động gì nhằm thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM?
Bà Nguyễn Hoàng Anh: Là tổ chức chính trị - xã hội, Hội LHPN Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và vận động hội viên, phụ nữ tham gia tích cực vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 2010, Hội đã hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bằng Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không
VBà Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Ban chấp hành, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam
vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) góp phần thực hiện 11/19 tiêu chí NTM; trong đó các tiêu chí “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường. Cuộc vận động đã được triển khai sâu, rộng toàn quốc, được Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ đưa vào nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, đã tạo cơ chế tốt để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội trong xây dựng NTM. Với cuộc vận động này, các tiêu chí “3 sạch” đã góp phần tạo nên sự thay đổi diện mạo nông thôn thành những “miền quê đáng
sống”. Trên cơ sở hướng dẫn các nội dung cụ thể về các tiêu chí “3 sạch”, nhiều địa phương đã bổ sung thêm nội dung phù hợp với vấn đề bức xúc của địa phương, ưu tiên thực hiện gắn với tiêu chí 17 về môi trường (như sạch đồng ruộng, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch...).
Với thế mạnh hệ thống 4 cấp của Hội từ Trung ương tới cơ sở, cùng với mạng lưới cán bộ Hội tới tận chi, tổ, Hội LHPN chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động cả về bề rộng lẫn chiều sâu thông qua các chiến dịch truyền thông, lễ ra quân, diễn đàn, hội thảo, hội thi, sinh hoạt cộng đồng; các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội về công tác BVMT…,
đặc biệt cụ thể hóa từ nhận thức thành hành động thông qua các mô hình về BVMT với hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền, từng nhóm phụ nữ cụ thể. 10 năm qua, Hội LHPN các cấp đã đăng ký các phần việc xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu. Cả nước đã có trên 14.000 phần việc, hoạt động, mô hình xây dựng NTM ở cơ sở, tập trung các phần việc xây dựng NTM, trong đó khoảng gần 70% là phần việc liên quan đến BVMT, xây dựng cảnh quan nông thôn như xây dựng và duy trì con đường hoa/hàng rào xanh, đoạn đường Xanh - Sạch - Đẹp, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường hàng tuần, vận động phụ nữ phân loại rác thải tại nguồn…
9Được biết, các cấp Hội đã triển khai nhiều mô hình BVMT, nâng cao hiệu quả xây dựng NTM, vậy theo bà mô hình nào đạt hiệu quả cao và làm thế nào để nhân rộng trên phạm vi cả nước?
Bà Nguyễn Hoàng Anh: Việc xây dựng các mô hình về BVMT được các cấp Hội xác định là cơ sở để thực hành, phát huy sáng tạo của phụ nữ địa phương và lan tỏa hiệu quả trong cộng đồng; đây cũng là một trong những hình thức truyền thông, vận động thiết thực đối với hội viên, phụ nữ. Những năm qua, đã có rất nhiều mô hình BVMT được các cấp Hội xây dựng và nhân rộng như: Tổ phụ nữ thu gom rác thải, mô hình “Dùng làn đi chợ”, “Thôn phụ nữ Xanh - Sạch - Đẹp”, “Nhà tôi Xanh - Sạch - Đẹp”, “Hộ gia đình không chăn nuôi gia súc dưới gầm sàn”, “Phụ nữ sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”,
“Ngày thứ 7, Chủ nhật xanh”, “Câu lạc bộ “3 sạch”, Giáo dục cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường… Các mô hình đều nhận được sự hưởng ứng, chia sẻ tự nguyện, tâm huyết, trách nhiệm của chị em hội viên, phụ nữ trên cả nước, thu hút hàng nghìn lượt hội viên, phụ nữ và người dân trong cộng đồng tham gia.
Qua quá trình triển khai thực hiện các mô hình về BVMT, chúng tôi thấy rằng, để xây dựng mô hình hiệu quả cần chú trọng đánh giá nhu cầu thực tế cơ sở để có phương án đề xuất mô hình phù hợp; xây dựng các tiêu chí cụ thể của mô hình; chú trọng việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có đủ khả năng, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động; nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, sinh động, dễ nghe, dễ nhớ để thực hiện; có giám sát, đánh giá. Đặc biệt, các cấp Hội cần chủ động tham mưu và vận động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng
trong tham gia vào các hoạt động của mô hình.
9Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cũng như các cấp Hội gặp những khó khăn, thách thức gì, thưa bà?
Bà Nguyễn Hoàng Anh:
Trong quá trình triển khai, các cấp Hội LHPN cũng gặp nhiều khó khăn; có vấn đề xuất phát từ thực tế tình trạng ô nhiễm môi trường còn đang phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều nơi rất khó khăn về biện pháp xử lý rác thải khu vực nông thôn. Nguồn chất thải từ công nghiệp, đô thị và từ các nguồn thải của nông nghiệp, nông thôn nhất là trong các làng nghề, trang trại sản xuất, chăn nuôi đang làm gia tăng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống của phụ nữ và người dân; Ngoài ra, nước ta còn gần 30% hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phụ nữ, trẻ em, cộng đồng và môi trường.
Bên cạnh đó, một số chị em làm nhiệm vụ thu gom rác thải ở các địa phương còn khó khăn về dụng cụ lao động, điều kiện đảm bảo an toàn lao động và thu nhập, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền. Mặc dù, các con đường hoa, con đường cây xanh, đoạn đường Xanh - Sạch - Đẹp được các cấp Hội triển khai rộng khắp, tạo cảnh quan môi trường và nâng cao ý thức của người dân trong BVMT cảnh quan nông thôn, tuy nhiên, chủ yếu các con đường hoa, cây xanh này được Hội vận động nguồn lực kinh phí và vận động công sức đóng góp của hội viên nên còn hạn chế trong việc duy trì, chăm sóc và mở rộng các đoạn đường hoa. Ngoài
VHội viên Hội LHPN thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) thu gom phế liệu, rác thải nhựa gây quỹ vòng tay nhân ái
phẩm vẫn là vấn đề lo ngại của phụ nữ và người dân; nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của một số người dân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng lạm dụng, sử dụng không đúng quy định thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chất cấm trong chế biến, bảo quản thực phẩm... ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường.
9Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ triển khai những hoạt động gì để thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM nâng cao giai đoạn tiếp theo?
Bà Nguyễn Hoàng Anh: Đối với Hội LHPN Việt Nam, vận động phụ nữ tham gia BVMT không những góp phần cải thiện môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân hội viên, phụ nữ mà còn giúp nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội LHPN các cấp và tăng hiệu quả của công tác BVMT bằng sức mạnh của cộng đồng.
Trong giai đoạn tiếp theo, để triển khai hiệu quả các hoạt động BVMT góp phần xây dựng NTM, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục chủ trì, hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chỉ đạo các cấp Hội lựa chọn, bổ sung các nội dung phù hợp với tình hình địa phương, tiếp tục phát huy kinh nghiệm và thế mạnh để thực hiện có hiệu quả tiêu chí “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn. Hội cũng đang thí điểm các mô hình “Phụ nữ sống xanh”, phân loại rác tại hộ gia đình, xử lý bao bì thực vật; vận động tăng cường phân loại và xử lý rác thải hữu cơ làm nguồn phân bón an toàn phục vụ nông nghiệp sạch ở địa phương, tăng cường nền kinh tế tuần hoàn....
9 Trân trọng cảm ơn bà!
VŨ NHUNG (Thực hiện)