CHẾ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ÔNMTKK XUYÊN BIÊN GIỚI
Tương trợ tư pháp (TTTP) là việc các quốc gia (chủ yếu thông qua Tòa án và các cơ quan tư pháp) giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau về các vấn đề tư pháp (bao gồm cả dân sự và hình sự) trên cơ sở điều ước quốc tế và nguyên tắc có đi có lại nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, công dân và pháp nhân mỗi nước trên lãnh thổ của nhau, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác quốc tế.
TTTP đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực: hình sự, dân sự, thương mại, hôn nhân - gia đình… tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo nghiên cứu về hoạt động TTTP của các nước trên thế giới cho thấy, hoạt động TTTP trong lĩnh vực môi trường đã được thực hiện trong việc trao đổi thông tin, điều tra, xử lý các vấn đề môi trường xuyên biên giới, tội phạm môi trường xuyên biên giới tại một số quốc gia. Trong đó, TTTP trong các vấn đề hình sự hay phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm môi trường là hoạt động được thực hiện nhiều nhất. Một số kinh nghiệm thực hiện hoạt động TTTP trong phát hiện, điều tra tội phạm môi trường xuyên biên giới có thể áp dụng đối với TTTP các hoạt động khác trong lĩnh vực môi trường.
Hoạt động TTTP trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm môi trường xuyên
biên giới được thực hiện theo khung pháp lý về TTTP trong các vấn đề hình sự và thường được quy định tại các hiệp ước đa phương và song phương. Nếu thiếu một công ước về TTTP trong các vấn đề hình sự hoặc điều khoản cho phép thực hiện một hành động cụ thể thì các cơ quan chức năng quốc gia có thể quyết định song phương dựa trên các hành động cần thiết. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định thường chậm và kết quả có thể khác nhau trong các tình huống. Hình thức TTTP có thể được gọi là thư ủy thác, hoặc yêu cầu TTTP. Yêu cầu như vậy thường phải được gửi bằng văn bản và phải có nội dung đúng quy định pháp luật.
TTTP trong lĩnh vực môi trường có vai trò, ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển quan hệ, tăng cường và hoàn thiện sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước nói chung và trong lĩnh vực môi trường, tư pháp nói riêng. Đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của quốc gia và cả những vấn đề môi trường liên quốc gia, vấn đề môi trường có tính toàn cầu; hướng tới BVMT chung; Hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan tư pháp của các quốc gia thực hiện công tác tư pháp. Từ đó không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan tư pháp, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức thực hiện TTTP. Trên cơ sở thực hiện TTTP trong lĩnh vực môi trường, các nước có thể chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như kinh nghiệm triển khai hoạt động này trong thực tiễn; Phát triển các quan hệ pháp lý, bảo vệ lợi ích của quốc gia và bảo hộ các
quyền, lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân Việt Nam trong quan hệ với công dân, pháp nhân các nước khác.
Như đã phân tích ở trên, ÔNMTKK xuyên biên giới có thể dẫn tới tranh chấp về bồi thường thiệt hại cần có sự tham gia của các cơ quan tư pháp quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết. Ngoài ra, các hành vi gây ÔNMTKK xuyên biên giới từ một quốc gia không chỉ gây hại cho môi trường quốc gia khác mà nghiêm trọng hơn còn có thể cấu thành tội phạm môi trường xuyên biên giới. Trong những trường hợp này, sự hợp tác của các cơ quan tư pháp quốc gia là rất cần thiết và để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về các vấn đề tư pháp trong quá trình giải quyết các vấn đề ÔNMTKK xuyên biên giới, các cơ quan tư pháp quốc gia có thể áp dụng cơ chế tương trợ tư pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hiển (2016), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.
2. Dương Hồng Sơn, Lê Ngọc Cầu, Lê Văn Quy, Lê Văn Linh (2015), Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới đến miền Bắc Việt Nam.
3. Nguyễn Phúc Thủy Hiền (2014), Nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa.
4. Rachel Stern (2001), “Addressing Cross-Border Air Pollution: Acomparative case study of the US – Mexico border and the Hong Kong – Guangdong border”, rstern@civic-exhange.org, October 2001.
5. Spapens, Toine (2011), “Cross-border police cooperation in tackling environmental”.
6. Yulia Yamineva, Seita Romppanen (2017), “Is law failing to address air pollution? Reflections on international and EU developments”.
7. https://en.wikipedia.org/wiki/Trail_Smelter_dispute#:~:text=The%20Trail%20Smelter%20dispute%20was,envi-
ronmental%20law%20of%20transboundary%20pollution.
Phạm vi TTTP có thể bao gồm: tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; trao đổi thông tin; các yêu cầu TTTP khác tùy theo yêu cầu giải quyết vụ việc/vụ án trên thực tế.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về TTTP trong lĩnh vực môi trường nên cơ chế này vẫn chưa được áp dụng nhiều trong giải quyết các vấn đề ÔNMTKK xuyên
biên giới. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để áp dụng cơ chế TTTP trong giải quyết các vấn đề ÔNMTKK xuyên biên giới như sau:
- Tăng cường hợp tác quốc tế có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm, chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát ÔNMTKK xuyên biên giới.
- Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và quản lý ÔNMTKK với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; hợp tác, kí kết các Hiệp định TTTP trong lĩnh vực môi trường, trong đó có nội dung kiểm soát, giải quyết ÔNMTKK xuyên biên giới.
- Đề xuất, thực hiện các đề tài, dự án chuyên sâu nghiên cứu về các vấn đề ÔNMTKK xuyên biên giới.
- Thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu về TTTP trong lĩnh vực môi trường từ đó xây dựng, đề xuất khung pháp lý để thực hiện cơ chế này trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới, góp phần củng cố và cải thiện công tác quản lý môi trường; giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí xuyên biên giới tại Việt Nam; BVMT mỗi quốc gia và toàn cầun
VHội thảo Khởi động Dự án BR