phân loại rác thải tại nguồn ở TP. Tân An, tỉnh Long An
Từ ngày 5/11/2020, toàn bộ các hộ dân, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Đây là một trong những nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm tận dụng nguồn tài nguyên rác, giải quyết tình trạng quá tải của các bãi rác trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần ngăn chặn rác, đặc biệt là rác thải nhựa, thất thoát ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch và đại dương.
Trong những năm qua, tỉnh Long An đã quan tâm tới công tác BVMT nói chung và quản lý rác thải nói riêng. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện như Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 16/8/2018 về tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh về quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh từ năm 2019 đến năm 2025... Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 sẽ có 40% hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 560 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom ở tỉnh Long An để tiếp tục xử lý và tiêu hủy, tăng 20 tấn/ ngày so với cuối năm 2018. Riêng đối với TP. Tân An, mỗi ngày TP phát sinh khoảng 130 - 150 tấn rác thải với kinh phí thu gom, xử lý khoảng 130 - 150 triệu đồng/ngày. Phần lớn, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh chưa được phân loại tại hộ gia đình. Do đó, việc nghiên cứu giải pháp giảm lượng rác thải và tận dụng tối đa rác để tái chế, tái sử dụng là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc triển khai phân loại rác
thải tại nguồn ở Phường 3, TP. Tân An có ý nghĩa quan trọng trong việc thu gom, xử lý, nhất là trong điều kiện khối lượng rác thải sinh hoạt không ngừng gia tăng hàng năm.
THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN Ở TP. TÂN AN TẠI NGUỒN Ở TP. TÂN AN
Tân An là một thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hạ nguồn của dòng Mê Kông - một trong 10 con sông gây ô nhiễm nhất thế giới, mang rác nhựa theo dòng chảy ra đại dương. Việc thu gom rác thải không triệt để, cùng với việc lạm dụng đồ nhựa dùng một lần, không chỉ gây gánh nặng cho hệ thống thu gom xử lý rác thải, mà còn thất thoát ra môi trường, làm cho các con sông, ao hồ, đất đai và không khí ngày càng trở nên ô nhiễm.
Mới đây, toàn bộ các hộ dân, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Phường 3, TP. Tân An đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Theo đó, rác được phân thành 3 loại: Rác hữu cơ, rác tái chế và rác thải còn lại. Tất cả các loại rác được thu gom vào các ngày quy định. Sau đó, rác được mang đi xử lý riêng biệt. Rác hữu cơ sẽ được sản xuất thành phân bón hữu cơ, rác tái chế sẽ được tái chế và rác còn lại được xử lý theo quy định.
Trước khi thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn cho 9 khu phố ở Phường 3, chính quyền TP. Tân An đã triển khai thực hiện thí điểm cho một khu phố (KP Bình Đông 2, phường 3) với khoảng 425 hộ dân, từ ngày 1/8 - 30/9/2020. Để hỗ trợ cho hoạt động phân loại rác tại nguồn, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) đã hỗ trợ trang thiết bị cho TP. Tân An với 80 xe đẩy
tay, 2 xe tải, 3 cân di động cùng 9.800 thùng rác (loại 20 kg) và 9.800 kg túi đựng rác, 10 thùng rác 2 ngăn ngoài trời, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân phân loại rác thải tại nguồn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và cán bộ của WWF - Việt Nam luôn song hành cùng người dân để giám sát việc thực hiện phân loại rác, hỗ trợ xóa bỏ các tụ điểm rác thải tự phát gây ô nhiễm và mất mỹ quan.
Sau 2 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hơn 95% hộ gia đình tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn, trong đó 86% hộ thực hiện phân loại tốt. Toàn bộ rác thải thu gom, trong đó có 45% là rác hữu cơ, được chuyển về nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa của TP. Qua đó, ý thức của người dân về thu gom rác thải được nâng lên, việc phân loại rác (hữu cơ, tái chế và các loại khác) thực hiện khá tốt. Việc tổ chức thu gom rác được thực hiện đồng bộ từ khâu thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đúng theo hướng dẫn. Trong quá trình triển khai trên thực tế, chính quyền TP cũng xác định được những tồn tại, khó khăn, thách thức, từ đó có giải pháp khắc phục và hoàn thiện quy trình phân loại - thu gom - xử lý…
Sự thành công của mô hình thí điểm ở khu phố Bình Đông 2 đã mang lại niềm tin và sự quyết tâm để chính quyền TP Tân An mở rộng mô hình ra toàn TP trong tương lai. Với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và sự cam kết tham gia của gần 4.800 hộ gia đình, mô hình thí điểm tại Phường 3, TP kỳ vọng sẽ đạt được thành công theo đúng mục tiêu đặt
ra là sản xuất được phân bón hữu cơ có chất lượng cao; thu gom tối đa lượng rác thải có thể tái chế và tái sử dụng và giảm tối đa khối lượng rác chôn lấp hoặc đốt.
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THU GOM, VẬN CHUYỂN, THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI
Việc phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm; đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Để tiếp tục duy trì mô hình một cách bền vững và hiệu quả, trong thời gian tới, TP. Tân An sẽ tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Huy động mọi lực lượng tham gia hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của thành phố; công tác tổ chức và thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Tập trung giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư tập trung, trục đường giao thông. Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xả
rác thải ra khu vực công cộng, ven trục đường giao thông, các dòng sông, kênh rạch, xóa các điểm tồn lưu rác thải không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải. Tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải, rác thải đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân. Xử lý nghiêm và kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải sinh hoạt như phân loại không đúng, thải bỏ rác không đúng nơi quy định.
Bảo đảm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường khu vực công cộng, đô thị và nông thôn luôn xanh, sạch, đẹp. Hướng dẫn cộng đồng dân cư phân loại rác thải tại nguồn theo quy định và thu gom rác thải nhựa có thể tái chế của người tiêu dùng; trong đó, phải lưu ý các khu vực công cộng như công viên, chợ, khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực nhà trọ; tuyên truyền, khuyến khích người dân hướng đến sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.
Có thể thấy, mô hình tại TP. Tân An đã tạo được hiệu ứng sâu rộng trong người dân, nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng dân cư trong việc thu gom và phân loại chất thải. Sự quyết tâm của các ngành, các cấp và toàn thể cộng đồng đã từng bước thay đổi nhận thức cũng như hành vi, ứng xử một cách thân thiện, tích cực, cùng chung tay BVMT vì chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe của người dânn
PHÚ HÀ