D. Quy trình phê duyệt ngân sách của Quốc hội và hội đồng Nhân dân
g. Các điều khoản của Luật NSNN về chấp hành, kế toán, báo cáo và kiểm
Luật NSNN về chấp hành, kế toán, báo cáo và kiểm toán ngân sách
cÁc ĐIều KHoảN cỦA
LuậT NSNN Về cHấP HÀNH, Kế ToÁN, BÁo cÁo VÀ
KIểM ToÁN NGâN SÁcH
g. Các điều khoản của Luật NSNN về chấp hành, kế toán, báo cáo và kiểm toán ngân sách
Sửa Đổi Luật NgâN SáCh Của Việt Nam (2002):
KHuYếN NGHị DựA TrêN KINH NGHIệM Quốc Tế NgâN hàNg thế giới
74
126. Luật NSNN không cần phải cụ thể hóa nhiều về chấp hành ngân sách và kế toán chính phủ. Đó là vì nghị viện thông qua Luật NSNN chủ yếu vì các mục tiêu làm rõ các trách nhiệm chính của chính phủ đối với nghị viện về các vấn đề ngân sách. Vì chấp hành ngân sách là trách nhiệm của chính phủ, chính phủ có thể tự ban hành văn bản pháp quy của mình để hướng dẫn cho các vấn đề kỹ thuật hơn nhưmua sắm, kiểm soát chi, kiểm toán nội bộ, quản lý ngân quỹ, quản lý nợ, và kế toán chính phủ.26 Về các nội dung đó, Luật NSNN cần thiết lập các nguyên tắc phù hợp với các thông lệ tốt, còn chi tiết sẽ được xử lý trong các văn bản pháp quy và cẩm nang hướng dẫn (v.d. về thực hiện các chuẩn mực kế toán chính phủ).
127. Ngược lại, vì nghị viện (và công chúng) cần được thông tin về tình hình chấp hành ngân sách, Luật NSNN cần cụ thể hóa các yêu cầu về báo cáo ngân sách. Một số quốc gia đã sử dụng Luật trách nhiệm tài khóa27 để cụ thể hóa về các báo cáo tài khóa chính cần được trình lên nghị viện định kỳ. Tương tự, vì kiểm toán bên ngoài là một hoạt động được nghị viện rất quan tâm, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) hiện đại thường có luật kiểm toán “riêng” trong đó xác định ra các nguyên tắc, vai trò và trách nhiệm chính của cơ quan kiểm toán tối cao. Vì Việt Nam đã thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, báo cáo này không nhận xét về luật này mà chỉ đề cập đến Điều 66 Luật NSNN của Việt Nam.