Chiến lược và mục tiêu ngân sách hàng năm và trung hạn

Một phần của tài liệu State Budget Law-Sept 2014-FINAL-VN-2014-10-31-08581439 (Trang 28 - 30)

C. tăng cường khuôn khổ ngân sách để hoạch định chính sách

5. chiến lược và mục tiêu ngân sách hàng năm và trung hạn

trung hạn

22. các kế hoạch năm năm và chiến lược mười năm về phát triển kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định kinh tế và tài chính công trong tương lai. Một số chỉ tiêu kinh tế trong kế hoạch năm năm có tác động trực tiếp đến ngân sách. Ví dụ Kế hoạch phát triển KTXH 2011-15 bao gồm các chỉ tiêu sau

(tham khảo www.chinhphu.vn/portal/page/portal/English/strategies).

 Tăng trường GDP bình quân xấp xỉ 6,5%-7% mỗi năm.

 Đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5%-35% GDP.

 Bội chi ngân sách8 dưới 4,5% GDP năm 2015 (bao gồm cả Trái phiếu chính phủ)

 Đóng góp từ thuế và phí cho ngân sách Nhà nước không quá 22%-23% GDP mỗi năm.

 Nợ công đến năm 2015 không vượt quá 65% GDP, nợ của chính phủ không quá 50% GDP, và nợ quốc gia không quá 50% GDP.9

23. Trong giai đoạn 2007-2010, Việt nam đã thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEF) tại một số bộ quan trọng ở trung ương (v.d. Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp, Giao thông) và tại ba tỉnh. các bản kế hoạch chi tiêu trung hạn (MTEF) được lập ra chưa gắn kết với quy trình ngân sách hàng năm chủ yếu vì vào thời điểm đó Kế hoạch tài khóa trung hạn (MTFF) chưa được lập với các hạn mức nguồn lực áp từ trên xuống.

24. Tương tự, các Kế hoạch Phát triển KTXH 5-năm chỉ vạch ra định hướng chung về phân bổ ngân sách hàng năm mà hầu như không hướng dẫn cụ thể về các tổng mức ngân sách như tổng thu, tổng chi, thâm hụt tài khóa tổng thể, cho vay ròng (theo định nghĩa của GFS). Về cân đối ngân sách tổng thể và nợ công, Quyết định số 958 (2012) và gần đây hơn là Quyết định số 689 (2013) của Thủ tướng chính phủ đã vạch ra các ngưỡng mang tính hướng dẫn mà chính phủ cần tuân thủ trong trung hạn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về bù đắp thâm hụt ngân sách hàng năm (làm tăng nợ trong giai đoạn 2013 - 2015) chưa được vạch ra rõ ràng trong một tài liệu về chiến lược ngân sách trung hạn. Về tổng chi, có nhiều chỉ tiêu phân bổ được đưa ra trong các quy định về ngân sách của các ngành khác nhau, như giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế (tham khảo phần dưới).

25. Hơn nữa, Luật NSNN không đòi hỏi chính phủ phải giải trình cho Quốc hội về những chính sách mới về thu và chi dự kiến thực hiện để đảm bảo đáp ứng được chỉ tiêu 65% nợ công trên GDP. Ngay cả

8 “Bội chi ngân sách” chưa được định nghĩa trong Luật NSNNN. có lẽ nên làm rõ vấn đề này trong danh mục định nghĩa theo đề xuất. Nếu khái niệm này chưa nhất quán với các chuẩn mực trong GFS 2001, đặc biệt về “cho vay ròng” (nghĩa là bù đắp cân đối ngân sách), thì nên áp dụng định nghĩa sau.

C. tăng cường khuôn khổ ngân sách để hoạch định chính sách tài khóa

Sửa Đổi Luật NgâN SáCh Của Việt Nam (2002):

KHuYếN NGHị DựA TrêN KINH NGHIệM Quốc Tế NgâN hàNg thế giới

28

nhiệm của Bộ KH&ĐT - và Điều 38 (1) Thủ tướng chính phủ quyết định về Kế hoạch phát triển KTXH - không loại trừ việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn, nhưng tốt nhất là Luật NSNN sửa đổi cần yêu cầu rõ ràng về việc lập Kế hoạch tài khóa trung hạn (MTFF).

26. Điều này có thể được quy định trong Luật NSNN như sau:

“Ngân sách hàng năm cần được lập dựa trên tầm nhìn trung hạn nhằm hoàn thành được các mục tiêu chính sách được xác định trong phạm vi các nguồn lực có thể dự liệu. Để đạt được mục tiêu đó:

(a) Bộ trưởng phụ trách tài chính (hoặc “các bộ trưởng chịu trách nhiệm về tài chính và kế hoạch”) cần lập dự báo kinh tế, dự báo thu và chi cho năm ngân sách mới và ít nhất là hai năm tài khóa tiếp theo.

(b) Sau khi lấy ý kiến [trong Chính phủ] hoặc [trong Quốc hội], Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành tài liệu chính sách và chiến lược tài khóa trong đó vạch ra các mục tiêu chính sách tài khóa cho ngân sách của trung ương và địa phương. Tài liệu này nhằm hướng dẫn lập ngân sách Nhà nước cho năm ngân sách mới, có cân nhắc các mục tiêu [hoặc các chỉ tiêu] về nợ và ngân sách cũng như nguồn lực sẵn có trong trung hạn [theo quy định tại mục xx].”

Khuyến nghị

 Bổ sung một điều mới trong Luật NSNN yêu cầu chính phủ phải: (a) trình bày tài liệu chiến lược ngân sách trung hạn cho Quốc hội (ở đầu chu trình ngân sách); và (b) giải thích cách thức đảm bảo các chỉ tiêu về nợ công trong trung hạn qua các chính sách mới về thu và chi.

 Yêu cầu hoạch định các chỉ tiêu ngân sách sao cho đảm bảo được các mục tiêu đề ra trong khuôn khổ tài khóa trung hạn (MTFF).

 công khai tài liệu chiến lược ngân sách năm vào thời điểm trình dự thảo ngân sách Nhà nước lên Quốc hội, nghĩa là vào đầu tháng 10.

 Đảm bảo khuôn khổ tài khóa trung hạn (MTEFF) bao hàm toàn bộ các đơn vị thể chế của “toàn bộ chính phủ” (xem phần 1).

C. tăng cường khuôn khổ ngân sách để hoạch định chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu State Budget Law-Sept 2014-FINAL-VN-2014-10-31-08581439 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)