Báo cáo đánh giá trước khi lập ngân sách và định mức phân bổ

Một phần của tài liệu State Budget Law-Sept 2014-FINAL-VN-2014-10-31-08581439 (Trang 35 - 36)

D. Quy trình phê duyệt ngân sách của Quốc hội và hội đồng Nhân dân

8. Báo cáo đánh giá trước khi lập ngân sách và định mức phân bổ

mức phân bổ ngân sách

Luật NSNN tại một số quốc gia đòi hỏi phải nghị luận trước khi lập ngân sách tại nghị viện. Mục đích là để nghị viện duyệt trước đề xuất của chính phủ về các tổng mức ngân sách và các ưu tiên chính sách mới cho ngân sách của năm tiếp theo. chẳng hạn tại Pháp, thảo luận trước khi lập ngân sách diễn ra đồng thời với thời điểm trình quyết toán và báo cáo tình hình thực hiện ngân sách năm trước đó lên Quốc hội (việc này thường diễn ra vào tháng 5-6 mỗi năm).

40. Luật NSNN không đòi hỏi chính quyền trung ương phải trình tài liệu trước khi lập ngân sách lên Quốc hội. Trong thực tế, Thủ tướng chính phủ báo cáo lên Quốc hội vào tháng 5 về các định mức phân bổ ngân sách và ưu tiên chi tiêu cho năm tiếp theo (báo cáo PEFA, tr. 50). Luật NSNN không đòi hỏi phải công khai các báo cáo trước khi lập ngân sách đó. Trong quá trình lập ngân sách, Điều 39 của Luật NSNN yêu cầu các Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phải dự thảo ngân sách địa phương báo cáo lên Thường trực Hội đồng Nhân dân “để xem xét và có ý kiến”, chứ không phải “để thông qua”. Thời điểm trình báo cáo không được quy định rõ trong Luật NSNN; điều này cần được làm rõ trong Luật NSNN hoặc các quy định/nghị định. Ngoài ra, sau khi nghị luận trước khi lập ngân sách, Quốc hội Việt Nam có thể cần bỏ phiếu về các tổng mức ngân sách cho năm tài khoá mới và giai đoạn trung hạn tiếp theo; đây sẽ là cơ sở vững chắc để chính phủ lập dự toán chi tiết.

41. Về phân bổ chi tiêu, Luật NSNN (các Điều 5, 37, 50, 58) có đề cập đến các định mức theo quy định của “cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. Về chi tiêu cụ thể, chẳng hạn cho giáo dục và đào tạo, hay cho khoa học và công nghệ, có các tỷ lệ tối thiểu cần được tôn trọng (“định mức phân bổ” tối thiểu lần lượt là 20% và 2% cho hai ngành đó). Đồng thời, ngân sách ngành y tế cũng cần tăng tối thiểu bằng mức tăng ngân sách chung. cơ sở pháp lý và sự cần thiết của các tỷ lệ đó hiện chưa rõ ràng, ngoại trừ đó là cách chính phủ bày tỏ mong muốn đảm bảo số chi ở mức tối thiểu cho các ngành đó.

42. Một câu hỏi hợp lý đặt ra là: tại sao lại là các ngành đó? Tại sao không chọn các ngành khác như bảo trợ xã hội và hưu bổng, chẳng hạn? Không phải báo cáo này khuyến khích đặt ra những tỷ lệ như vậy cho các ngành khác. Ngược lại, việc đặt ra các định mức đó làm giảm đi sự linh hoạt để phân bổ cho các ngành có ưu tiên cao nhất, được xác định bởi các cấp chính quyền trung ương và địa phương. Hơn nữa, trong các tài liệu được công khai, công chúng khó có thể biết chắc là

D. Quy trình phê duyệt ngân sách của Quốc hội và hội đồng Nhân dân cấp tỉnh

các định mức đó được tôn trọng hay không vì tài liệu về tình hình thực hiện ngân sách cuối năm không có thông tin công khai chi tiết về chi đầu tư (thảm khảo, chẳng hạn Bảng 3.2 về chênh lệch chi tiêu, báo cáo PEFA). Trong Luật NSNN, có thể không nhất thiết phải đề cập đến các định mức chi tiêu mà chỉ nên hành văn là “phân bổ chi tiêu theo các ưu tiên của chính phủ”.

Khuyến nghị

 Làm rõ trong Luật NSNN về mục tiêu và nội dung của báo cáo trước ngân sách trình lên Quốc hội vào tháng 5 hàng năm.

 Đảm bảo trong Luật NSNN là báo cáo trước ngân sách đó được công khai ra công chúng.

 Làm rõ trong luật ngân sách về việc báo cáo trước ngân sách được công khai ở cấp tỉnh có phải là một thông lệ chuẩn mực hay không.

 rà soát sự cần thiết phải duy trình các “định mức phân bổ” theo tỷ lệ tối thiểu cho các ngành cụ thể. Điều này có thể dẫn đến loại bỏ hoặc thay đổi về ngôn từ trong Luật NSNN.

Một phần của tài liệu State Budget Law-Sept 2014-FINAL-VN-2014-10-31-08581439 (Trang 35 - 36)