D. Quy trình phê duyệt ngân sách của Quốc hội và hội đồng Nhân dân
15. Phân loại thu ngân sách
77. Việc phê duyệt dự toán thu là một nhiệm vụ căn bản của Quốc hội. Qua việc phê duyệt dự toán thu hàng năm, Quốc hội thông qua dự toán về các khoản thu khác nhau của chính phủ. Khi phê duyệt dự toán năm, các nguồn thu cần được xác định và phân loại. cẩm nang Thống kê Tài chính chính phủ (GFS) của IMF cung cấp chuẩn mực quốc tế để định nghĩa về các nguồn thu khác nhau được đưa vào ngân sách của một quốc gia: các nguồn thu từ thuế và ngoài thuế. Mặc dù số tiền vay mới (của chính phủ, từ các bên thứ ba) và các khoản hoàn trả vốn vay (của bên thứ ba đã vay của chính phủ) thường được nộp vào hệ thống tài khoản kho bạc thống nhất (TSA), theo GFS, đó là những giao dịch về tài sản tài chính (ròng). chỉ có lãi suất thu được hoặc phải trả vốn vay mới cần được phân loại “trên dòng” là thu hoặc chi.
78. GFS hướng dẫn bóc tách chi tiết và phân loại thu. Trong rất nhiều trường hợp, Luật NSNN của một quốc gia quy định về các nội dung thu lớn và yêu cầu phải đưa các nội dung đó vào dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Luật NSNN cũng làm theo cách đó trong bối cảnh cơ chế phân chia nguồn thu giữa các ngân sách trung ương, tỉnh/ huyện/thị trấn/xã (các Điều 30, 32, 34). các nguồn thu này nhìn chung nhất quán với các nội dung thu tại GFSM 2001, mặc dù để tuân thủ các chuẩn mực báo cáo theo GFS, điều quan trọng là các khoản mục như bán tài sản phải được phân loại là “mua sắm hình thành ròng tài sản cố định phi tài chính” chứ không phải là thu.
Khuyến nghị
Đảm bảo rằng phân loại thu trong Luật NSNN thống nhất với các định nghĩa và cách phân loại (nội dung) thu trong GFS. Thay đổi trong Luật NSNN nơi cần thiết.
Loại bỏ trong định nghĩa về các khoản thu ngân sách, số tiền thu được từ các giao dịch nguồn tài chính, v.d. từ vốn vay, trái phiếu.