Phân tích mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix dịch vụ mạng di động 3g của viettel (Trang 59 - 65)

III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứ u:

2.4.4.Phân tích mô hình SWOT

2.4.4.1. Điểm mạnh ( Strengths)

 Mạng lưới phủ s óng rộng khắp: sau một năm chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đôi, từ 8.000 trạm lên trên 17.000 trạm, không chỉ là nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất Việt Nam mà còn là nhà vô địch trong khu vực Đông Nam Á. Số lượng trạm lớn, rộng khắp của Viettel đã đặc biệt mở ra cơ hội tiếp cập với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn.

 Tốc độ truyền tải nhanh và ổn định: Viettel đã triển khai ngay từ đầu mạng HSPA, thực chất là công nghệ 3.75G tốc độ cao nhất ở Việt Nam hiện nay với tốc độ download lên tới 14.4 Mbps và upload lên tới 5.7 Mbps (Vinaphone, Mobiphone triển khai sử dụng công nghệ HSDPA trước khi áp dụng HSPA). Không chỉ có vậy, năng lực thực tế mạng 3G của Viettel đầu tư đã sẵn sàng cho tốc độ download lên đến 28 Mbps. Khi khai trương dịch vụ, Viettel cam kết sẽ cung cấp dịch vụ với tốc độ 2 Mbps cho toàn quốc. (Vượt xa yêu cầu về tốc độ

dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông là 384 Kbps cho thành phố và 144 Kbps cho nông thôn)

Với lợi thế về chất lượng và tốc độ tải dữ liệu cao, mạng 3G đã trực tiếp mở ra xu hướng mới cho khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung số. Các thuê bao di động sử dụng dịch vụ 3G của Viettel có mức tiêu dùng cao hơn thuê bao 2G gần 45%. Trong đó tỉ lệ dùng các dịch vụ giá trị gia tăng và lưu lượng dữ liệu cao hơn 3,5 lần so với thuê bao không đăng ký 3G. Viettel hiện là nhà cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ gia tăng nhiều nhất với 18 dịch vụ. Các dịch vụ 3G hút khách chính là Mobile TV, Imuzik 3G, Pixshare, Yahoo Chat…

 Kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích cộng đồng:

  

 Chương trình nhân đạo Trái tim cho em sau _ chương trình do Viettel khởi xướng, phối hợp tổ chức với Đài Truyền hình VN và tổ chức Đông Tây Hội ngộ, đã được xã hội hoá mạnh mẽ và lôi cuốn được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hưởng ứng.

  

 Bên cạnh chương trình Trái tim cho em, Viettel còn phối hợp với chương trình “Nụ cười trẻ thơ” tổ chức phẫu thuật miễn phí cho gần 500 em bị dị tật hở hàm ếch bẩm sinh với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, Viettel còn đóng góp 8 tỷ đồng cho chương trình xây 1.500 nhà tình nghĩa của Bộ Quốc phòng, đóng góp 10 tỷ đồng cho Quỹ Chất độc da cam và ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai năm 2009.

  

 Chương trình Điện thoại nông thôn nhằm hỗ trợ để mọi hộ nông dân Việt Nam đều có điện thoại phục vụ nhu cầu kết nối do Chính phủ giao cho Viettel thực hiện đã đi được những bước rất quan trọng. Chỉ trong 1 năm, 3 triệu máy điện thoại đã được cung cấp trên tổng số 9 triệu hộ nông dân chưa có điện thoại. Với chính sách hỗ trợ cước thuê bao và tặng 15.000 đồng tiền gọi mỗi tháng, mỗi năm Viettel hỗ trợ cho đối tượng này tương đương tới 1.200 tỷ đồng.

  

 Với triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, ngày 20/07/2011, Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel công bố hoàn thành 100% “Chương trình kết nối mạng Internet cho toàn ngành giáo dục Việt Nam”, gần 30 triệu thầy cô, học sinh và sinh viên của các trường, các cơ sở giáo dục của cả nước có điều kiện tiếp cận với dịch vụ Internet phục vụ trong công tác quản lý, giảng dậy và học tập, tìm kiếm tài liệu, thông tin trên mạng Internet.

 Tự mở rộng thị trường: Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng những chiêu thức khuyến mãi để thu hút khách, nhưng sau thời gian dài, tất cả các mạng đều lao vào khuyến mãi thì kém hiệu quả. Trong tình hình đó, các nhà mạng đủ tiềm lực đã biết cách làm “chiếc bánh thị trường to hơn” bằng cách mở rộng thị trường.Với kinh nghiệm bình dân hóa dịch vụ viễn thông đã được thực hiện thành công tại Việt Nam, đến nay Viettel đã chính thức đầu tư tại 5 quốc gia là Lào, Campuchia, Haiti, Peru và Mozambique. Với phương thức triển khai “mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau” và triết lý 4 Any (viễn thông là mọi lúc, mọi nơi, giá rẻ và dành cho mọi người), ở cả hai quốc gia đã chính thức cung cấp dịch vụ Campuchia (Metfone) và Lào (Unitel), Viettel đều là nhà cung cấp dịch vụ đến sau cùng nhưng ngay từ khi khai trương đã là nhà cung cấp có hạ tầng lớn nhất và chỉ sau 2 năm chính thức kinh doanh đều đã vươn lên số 1 về thị phần thuê bao. Cùng với việc mở rộng thị trường ra khỏi biên giới quốc gia đã đưa tên tuổi Viettel trở thành thương hiệu quốc tế với các danh hiệu như: Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn), nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thông Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009,…

2.4.4.2. Điểm yếu( Weaknesses)

Ra mắt sau 2 nhà c ung cấp mạng lớn Vinaphone, Mobip hone: Với tiềm lực tài chính, số lượng thuê bao lớn (trong đó có rất nhiều khách hàng trẻ tuổi - đối tượng khách hàng tiềm năng của 3G), Viettel được nhận định trở thành đối thủ đáng gờm cho các nhà mạng khác trong cuộc chạy đua giành thị phần. Thế nhưng Viettel lại khai trương mạng 3G sau Vinaphone và Mobiphone. Chính

điều này đã gây nhiều khó khăn cho Viettel trong cuộc chiến cạnh tranh thị phần mạng 3G sau này.

Trước hết nói về Vinaphone, Mobiphone là những người đi đầu trong việc cung cấp mạng 3G, với ưu thế đón đầu chắc chắn sẽ giành được một lượng thuê bao lớn đáng kể bao gồm nhóm khách hàng sẵn có của nhà mạng và nhóm khách hàng bên ngoài thích sử dụng công nghệ mới. Bên cạnh những khuyến mãi giảm giá cước trong thời gian dài, 2 nhà mạng lớn này còn chú trọng vào phần tiếp thị quảng cáo. Về mặt này, Vinaphone đặc biệt thành công hơn nhờ vào các đoạn clip khá ấn tượng. Đoạn clip ban đầu rất đơn giản với hình ảnh chữ 3G được nhân hóa đứng huýt sáo vui tươi. Tiếp theo đó là đoạn clip có rất nhiều nhân vật từ em bé ở nông thôn, ông già cho đến anh nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên đều huýt sáo. Tuy nhiên, điều khiến người ta nhớ nhất là bởi đoạn nhạc vui, dễ bắt chước và đặc biệt là mỗi lần huýt sáo theo âm thanh nghe rất vui tai và dễ chịu. Hẳn Vinaphone và các nhà làm quảng cáo rất “mát lòng mát dạ” khi điệu nhạc huýt sáo quen thuộc đó trở thành điểm nhấn và là lý do mà mỗi khi nghe điệu nhạc ấy ở đâu đó, mọi người đoán liền ngay Vinaphone mặc dù không trực tiếp xem TV. Theo một số ý kiến của khách hàng khi sử dụng mạng 3G, chất lượng mạng còn kém, sóng yếu và việc tính cước sai... đã làm nhiều khách hàng chán nản với việc sử dụng mạng 3G. Điều này làm cho nhóm khách hàng đang muốn sử dụng mạng 3G phải đắn đo suy nghĩ trước khi đăng kí, dẫn đến việc cạnh tranh về số lượng thuê bao 3G càng gay gắt hơn giữa các nhà mạng.Trong cuộc chiến “hậu” 3G, chiêu thức giảm giá cước không còn hiệu quả mà việc không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng là điều cơ bản để các nhà cung cấp mạng có thể thành công, chiếm lĩnh đươc thị trường. Mà để đạt đươc điều đó thì chi phí bỏ ra để sữa chữa, nâng cấp hệ thống mạng sẽ rất nhiều tiền. Vì vậy, là người theo sau nên Viettel không thể nằm ngoài và không chịu ảnh hưởng của bối cảnh thị trường như trên.

 Các dịch vụ nội dung c ho mạng 3G còn ít: Điều này phản ánh thực tế, người sử dụng di động ở nước ta chủ yếu vẫn thoại và nhắn tin, họ chỉ dùng 3G để “lướt net”, số ít dùng video call. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, là các nhà

cung cấp dịch vụ di động gồm cả: Vinaphone, Mobiphone, EVN Telecom chứ không riêng gì Viettel đã đưa ra quá ít dịch vụ nội dung cho loại hình này, có nghĩa là các ứng dụng trên nền công nghệ 3G còn nghèo và chưa đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng.

 Khách hàng chạy theo trào lưu công nghệ mới 4G: Dù 4G mới chỉ xuất hiện rải rác nhưng cái bóng của nó đang dần đổ xuống 3G, gây nên những lo lắng nhất định cho các nhà đầu tư 3G trong việc thu hồi vốn. Khi các nhà mạng 3G ở Việt Nam ngày càng khuyến khích sử dụng 3G thì người dùng càng phân vân cho sự lỗi thời của công nghệ này… Thực tế này đặt các nhà mạng đang kinh doanh 3G tại Việt Nam trước hai lựa chọn: một là đầu tư nhỏ giọt để tránh rủi ro, trong thời gian đó thúc đẩy thu hồi vốn; hai là dừng đầu tư, khoanh vùng 3G lại như đối với mạng 2G hiện nay để chuẩn bị đầu tư lên 4G.

2.4.4.3. Cơ hội (Opportunities)

 Trong những năm qua, thị trường di động Việt Nam không ngừng tăng trưởng, số lượng thuê bao tăng nhanh, người dân Việt Nam có xu hướng sử dụng dịch vụ di động thay vì các dịch vụ cố định và đặc biệt là trào lưu của giới trẻ thích được tiếp cận, sử dụng dịch vụ công nghệ mới. Điều đó có nghĩa, thị trường dịch vụ 3G đang có khá nhiều khách hàng tiềm năng.

 Viettel là một doanh nghiệp lớn nên có thể gây sức ép đối với các doanh nghiệp nhỏ để thống lĩnh thị trường. Theo thống kê, Viettel luôn là doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất trong thị trường cung cấp mạng, có khả năng tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác để nâng lên ngôi vị số 1 dịch vụ 3G.

 Viettel đã có thị phần lớn nhất khi mà thị trường sắp bão hoà. Có cơ hội thôn tính các doanh nghiệp nhỏ khi các doanh nghiệp này bị thua lỗ. Ngoài các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Mobifone, Vinafone, S-phone…. đến năm 2010 đã có 11 doanh nghiệp hạ tầng mạng, 81 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet (ISP),... Những doanh nghiệp này có thị phần trên thị trường rất nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu nên nguy cơ bị thôn tính rất cao nếu Viettel gặp thuận lợi trong quá trình phát triển.

 Xây dựng và mở rộng công nghệ 3G sẽ là bước đệm thuận lợi trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ mới như HSPA, 4G,… trong tương lai, khi nhu cầu và tình hình thị trường công nghệ ngày càng phát triển mạnh.

 Có cơ hội hợp tác và gây ảnh hưởng lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung, từ đó xây dựng được ưu thế và đem lại những lợi ích về lợi nhuận hữu hình và vô hình. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung cho mạng di động có tới trên dưới 100 doanh nghiệp tham gia. Những tên tuổi điển hình cho dịch vụ đầy tiềm năng này như VASC, FPT, VTC. Và đương nhiên, Vittel cũng không bỏ qua cơ hội “kiếm tiền” từ dịch vụ này. Các dịch vụ nội dung được cung cấp cho mạng di động bao gồm phát triễn và cung cấp các tiện ích (tải nhạc chuông, logo, hình nền…); trò chơi trên điện thoại di động; tin nhắn trúng thưởng; tin nhắn tra cứu thông tin kinh tế xã hội; tin nhắn tư vấn chuyên sâu...Tuy nhiên, dịch vụ mang lại doanh thu cao cho các nhà khai thác lại là dịch vụ tra cứu thông tin kinh tế xã hội, chiếm khoảng 43% tổng danh thu từ các dịch vụ nội dung cho mạng di động.

 Nhu cầu thông tin giải trí và thu nhập bình quâ n đầu người ngày càng cao.

Bên cạnh đó là sự du nhập của các sản phẩm hiện đại có hỗ trợ 3G, gây được sự thích thú bởi tính nhanh nhạy, tiện dụng, hiện đại và đang dần trở thành trào lưu phổ biến trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các dòng sản phẩm smartphone. Theo thống kê, có khoảng 400.000 smartphone đã xuất hiện qua đường chính ngạch vào thị trường Việt Nam trong quý II/2011 (theo Vnexpress)

2.4.4.4. Thách thức. ( Threats )

 Nguồn vốn đầu tư cho 3G lớn, nếu thị trường 3G Việt Nam không phát triển theo như dự tính thì đây sẽ là một nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của Viettel. Từ khi được cấp phép tháng 4/2009 Viettel cam kết trong 3 năm đầu sẽ chi tới 12.789 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng 3G (cao gấp 1,5 lần doanh nghiệp đứng thứ hai); mức đặt cọc của Viettel là 4.500 tỷ đồng (gấp 3 lần doanh nghiệp đứng thứ hai). Điều này cho thấy năng lực tài chính cũng như quyết tâm theo đuổi 3G của Viettel. Tuy nhiên, c hính sự mạnh tay đầu tư cũng tạo nên áp lực cho Viettel. (theo xaluan.vn)

 Các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng phá giá để phá vỡ cấu trúc của thị trường, điều này sẽ làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Sự xuất hiện của các nhà c ung cấp dịch vụ mới, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường viễn thông theo cam kết của WTO cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình : mới đây, NTT Docomo, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, tuyên bố đã đầu tư vào Công ty CP truyền thông VMG (VMG Media) nhằm mở rộng dịch vụ của hãng này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trong khi đó, VMG đang tập trung phát triển các dịch vụ nội dung cho mạng di động 3G và sắp tới là 4G. Cho thấy, thị trường luôn xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix dịch vụ mạng di động 3g của viettel (Trang 59 - 65)