Về việc sử dụng phần mềm kế toán: Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán tại các bưu cục vẫn phải xử lý các nghiệp vụ thủ công, vì thế có thể không chính xác và khối lượng công việc lớn, không thể giải quyết hết được. Do vậy, để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán các bưu cục, Công ty nên triển khai phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty và tất cả các bưu cục, điều đó làm cho công tác kế toán được thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời giảm bớt được khối lượng công việc của kế toán các bưu cục và kế toán trên phòng Tài chính Công ty. Việc áp dụng phần mềm kế toán sử dụng sẽ giúp cho công việc kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng được chính xác,
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.
Ngoài ra, công ty nên sử dụng phần mềm ERP để liên kết tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Như thế sẽ giảm bớt áp lực công việc đối chiếu thủ công và hạn chế tối thiểu sai sót từ việc ghi nhận và đối chiếu thủ công.
Hệ thống sổ sách nên xây dựng chi tiết hơn để dễ dàng hơn cho những bộ phận khác hoặc những người không trực tiếp làm công tác này có thể tiếp cận và xem xét.
Khi mở rộng kinh doanh, số lượng chứng từ và số liệu kế toán sẽ tăng lên, công ty nên sử dụng mạng nội bộ để tiện lợi hơn trong việc luân chuyển số liệu giữa các bộ phận khi cần thiết.
Về tổ chức và phân công công tác kế toán: Hiện tại với thị trường ngày càng mở rộng, các bưu cục được mở rộng khắp các tỉnh thành, việc cung cấp dịch vụ đòi hỏi nhanh chóng và công việc rất đa dạng, phức tạp do đó những bưu cục vẫn chưa có kế toán để hạch toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần được bố trí, sắp xếp hợp lý để theo dõi và quản lý tình hình kinh doanh của các bưu cục đảm bảo cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Hơn thế nữa phải thường xuyên cập nhật các thông tin về kế toán cho các kế toán bưu cục để giúp kế toán nắm bắt được thông tin mới và áp dụng đúng đắn trong kế toán.
Về việc củng cố kiến thức chuyên môn của kế toán viên: Công ty nên lập một tập tin chung của phòng kế toán, cập nhật các quy định, quy trình, hướng dẫn mới thường xuyên để các kế toán viên có thể dễ dàng tham khảo. Đồng thời, công ty có thể cử kế toán viên tham dự các khóa học, hội thảo về kế toán, thuế để tăng cường kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ.
Về phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Do đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh, Công ty CP TEC Việt Nam nên sử dụng tài khoản 641 “chi phí bán hàng” để thuận lợi trong quá trình quản lý tài chính phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
Vì vậy, để thực hiện việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh từng loại dịch vụ thì Công ty có thể chọn tiêu thức phân bổ là doanh thu tiêu thụ từng loại dịch vụ. Như vậy việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ được xác định như sau:
Chi phí bán hàng phân bổ cho dịchvụ CPN =
Doanh thu của dịch vụ CPN
x Chi phí bán hàngphát sinh trong kỳ Tổng doanh thu trong kỳ
Chi phí QLDN phân
bổ cho dịch vụ CPN = Doanh thu của dịch vụ CPNTổng doanh thu trong kỳ x Chi phí QLDN phátsinh trong kỳ
Như vậy, với việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN cho dịch vụ CPN sẽ giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh từng loại dịch vụ được chính xác, đây là cơ sở để nhà quản lý có thông tin ra quyết định phù hợp.
Về hoàn thiện kế toán xác định doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ CPN: Về kế toán doanh thu, hiện tại một vấn đề tồn tại là Công ty không thể xác định được doanh thu theo loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh tức là không thể tính giá thành cho từng gói bưu phẩm, bưu kiện mà chỉ tập hợp chung cho toàn bộ dịch vụ.Về chi phí và tính giá thành dịch vụ Công ty nên sử dụng tài khoản 632 để tập hợp chi phí tính giá thành dịch vụ. Tài khoản 632 nên chia ra theo dịch vụ:
TK 6321: Giá vốn dịch vụ CPN TK 6322: Giá vốn dịch vụ PHB
Việc chi tiết như vậy sẽ giúp cho việc xác định kết quả của từng dịch vụ mà Công ty cung cấp được rõ ràng và chính xác hơn.
Về xác định kết quả kinh doanh dịch vụ: Cuối tháng và cuối quý kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí và các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản 9111 để xác định lãi (lỗ) của tháng, quý đó. Từ đó tính ra được lãi (lỗ) của năm tài chính. Hiện nay kế toán vẫn chưa tiến hành kết chuyển thường xuyên mà
chỉ thực hiện khi có yêu cầu của lãnh đạo. Điều này làm ảnh hưởng đến việc quản trị của doanh nghiệp.
Về kiểm tra công tác hạch toán: Hiện tại, kế toán trưởng chỉ duyệt các khoản chi và chưa duyệt các phiếu kế toán sau khi nghiệp vụ được hạch toán xong, do đó dễ dẫn đến sai sót khi định khoản hạch toán của kế toán viên khi phân loại sai chi phí và mục đích chi phí.
Do đó, tác giả xin đề xuất kế toán trưởng khi duyệt thanh toán có thể ghi chú luôn tài khoản hạch toán hoặc sau khi kế toán viên thực hiện hạch toán vào hệ thống, kế toán trưởng sẽ duyệt lại bộ chứng từ và ký phiếu kế toán. Động tác kiểm tra chéo trên sẽ giảm được sai sót khi hạch toán.