chi phí tài chính và chi phí khác
2.2.2.1. Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí
Theo Điều 62 Thông tư số 133/2016/TT-BTC quy định Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí cụ thể như sau:
Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa.
Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.
Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp khi đã lựa chọn phương pháp kế toán thì phải áp dụng nhất quán trong một năm tài chính. Kê khai thưởng xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Do đó, ưu điểm của nguyên tắc này là có thể xác định và đánh giá số lượng, trị giá hàng tồn kho ở từng thời điểm diễn ra nghiệp vụ; nắm bắt chính xác, liên tục lượng hàng tồn kho nhằm điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kịp thời; sửa chữa nhanh tình trạng sai sót trong việc ghi chép giữa các thủ kho, kế toán trong kho. Do đó, việc tập hợp chi phí dựa trên các lần xuất kho cũng được thực hiện liên tục, và có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có danh mục hàng hóa nhiều, khối lượng lớn thì phương pháp này cần xử lý khối lượng công việc lớn hàng ngày, đòi hỏi trình độ kế toán kho và khả năng đáp ứng và hỗ trợ lớn từ phần mềm kế toán. Trường hợp áp
dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư và hàng hóa không được theo dõi, cuối kỳ kế toán phải kiểm kê để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Như vậy, ưu điểm của phương pháp này là kê khai hàng hóa chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định trong kỳ. Vì vậy, trong kỳ đó khối lượng công việc hạch toán nặng nhất trong vài ngày đến một tuần diễn ra kê khai định kỳ nhưng nhẹ nhàng, đơn giản hơn trong một quãng thời gian dài. Tuy nhiên, việc công việc hạch toán dồn vào cuối kỳ đối với hàng tồn kho và các khoản liên quan như chi phí; kiểm tra không thường xuyên nên không thể nắm chắc tình hình xuất – nhập kho sẽ gây hạn chế quá trình kế toán kho; khó phát hiện những sai sót, xác định nguyên nhân của những sai sót này lại càng khó.
Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ…
Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. 2.2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
Chứng từ sử dụng: Giá vốn hàng bán sử dụng các chứng từ cơ bản sau: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho (trường hợp hàng bán bị trả lại), phiếu kế toán và các chứng từ tự lập khác có liên quan.
Hệ thống tài khoản: TK 632 – Giá vốn hàng bán:TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành SX của sản phẩm xây lắp (đối với DN xây lắp) bán trong kỳ.
Phương pháp kế toán: Kế toán phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành SX của sản phẩm xây lắp (đối với DN xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, kế toán còn phản ánh các khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); Chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện
được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có).
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. (Phụ lục 2.1).
2.2.2.2. Kế toán chi phí tài chính
Chứng từ sử dụng: Chi phí tài chính: Tùy thuộc vào khoản mục chi phí tài chính phát sinh mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: phiếu chi, báo nợ ngân hàng, các chứng từ gốc liên quan (thông báo tỷ giá hối đoái, chứng từ về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ).
Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính: TK này phản ánh những khoản chi phí HĐTC bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu
tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Phương pháp kế toán: Kế toán phản ánh những khoản chi phí HĐTC bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Kế toán sử dụng tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí khác. (Phụ lục 2.2).
2.2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chứng từ sử dụng: Đối với kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, tùy thuộc vào các khoản mục chi phí mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu chi, báo nợ của ngân hàng
Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng: TK này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.TK 642 – Chi phí quản lý DN: TK này phản ánh các Chi phí quản lý và điều hành chung của toàn DN.
Phương pháp kế toán: Đối với chi phí bán hàng, kế toán phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán
hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp.
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". (Phụ lục 2.3).
Kế toán phản ánh các khoản chi phí quản lý và điều hành chung của toàn DN. Các khoản chi phí quản lý DN không được coi là chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp.TK này được mở chi tiết tùy theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý.
Tài khoản 642 được mở dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều
chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". (Phụ lục 2.4).
2.2.2.4. Kế toán chi phí khác
Chứng từ sử dụng: Tùy thuộc vào phân loại và đặc điểm chi phí để yêu cầu chứng từ sử dụng cho TK chi phí khác. Mục đích cơ bản của chứng từ là chứng minh cơ sở phát sinh chi phí 1 cách hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
Tài khoản sử dụng: TK 811 – Chi phí khác: Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán: Kế toán phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
-
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. (Phụ lục 2.5).
Chứng từ sử dụng: Các giấy tờ, sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, chứng từ nộp thuế TNDN.
Tài khoản sử dụng: TK 821 – Chi phí thuế TNDN: phản ánh thuế TNDN phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Phương pháp kế toán: Kế toán phản ánh CP thuế TNDN của DN bao gồm CP thuế TNDN hiện hành và CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm