Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 34 - 36)

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ là biện pháp quan trọng mang tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Theo đó các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ có căn cứ pháp lý vững chắc để thực thi nhiệm vụ của mình. Các chủ thể tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các quy định này, điều khiển hành vi của mình không lệch chuẩn. Khi có người vi phạm hoặc gây tai nạn giao thông đường bộ thì người có thẩm quyền, cơ quan Công an có căn cứ để xử lý đúng người, đúng lỗi, đúng hành vi vi phạm. Do đó ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ càng hoàn thiện thì càng có cơ sở đảm bảo để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ càng đạt hiệu quả cao.

thông đường bộ phát triển, công tác bảo trì đường bộ được tăng cường hơn trước; công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, công tác đổi mới quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế…

Để hoàn thiện hơn về hệ thống pháp luật giao thông đường bộ Chính phủđã đưa ra một số Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Nghị định 34/2010/NĐ-CP,Nghị định 71/2012/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật của nước ta đã phần nào đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Hệ thống pháp luật giao thông đường bộ hiện nay đã đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ và tương đối toàn diện. Để đảm bảo tham gia giao thông an toàn thì những chuẩn mực trong đi lại, những quy định bắt buộc trong vận tải cho đến cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện đều đã được pháp luật điều chỉnh cụ thể và chi tiết.

Tuy nhiên, nếu chúng ta theo dõi thì có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực giao thông đường bộ thay đổi tương đối nhiều. Kể từ năm 2001 đến thời điểm hiện nay đã có rât nhiều các Nghị định liên quan đến giao thông đường bộ được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay mới chỉ trong một vài năm được ban hành. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể tham gia giao thông do không thể cập nhật hết thông tin từ các văn bản pháp luật mới ban hành cũng như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)