Theo kết quả khảo sát cảnh sát, công an, thanh tra giao thông là ngành được đánh giá có mức độ tiêu cực cao nhất trong số các ngành được thống kê tại nước ta [18]. Chức năng của cảnh sát giao thông là thực hiện tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn giao thông và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, có lẽ chức năng xử lý vi phạm được khai thác triệt để trong hoạt động của các lực lượng chức năng được trao quyền trong thời gian qua.
Theo kết quả phỏng vấn cá nhân, đa số người điều khiển phương tiện cơ giới rất "ghét" cảnh sát giao thông, nhưng sẵn sàng hối lộ với mức tiền thấp hơn mức phạt và để rồi sẽ không bị giữ phương tiện hay giữ bằng lái xe. Điều này dẫn đến các chủ phương tiện xem thường quy định, phóng nhanh, vượt ẩu,...dẫn đến tai nạn giao thông như đã nêu trên. Bên cạnh đó, việc bảo
kê cho các doanh nghiệp vận tải cũng là vấn đề nhức nhối của dư luận.
Những phương tiện vận tải hàng hóa, vật liệu, kể cả vận tải hành khách vượt tải trọng gấp rưỡi, gấp đôi quy định là điều rất bình thường. Mức độ an toàn đối với các phương tiện này rất thấp, và khi gây tai nạn thường có hậu quả rất nghiêm trọng. Dĩ nhiên, các phương tiện này không thể tự do hoạt động nếu không có sự bảo kê của cảnh sát giao thông. Sẽ không có chuyện phóng nhanh vượt ẩu, sẽ không có chuyện chuyên chở quá tải, người tham gia giao thông sẽ có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông nếu các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát hoạt động giao thông một cách nghiêm túc mang tính cảnh báo và giáo dục cao, cũng như không đồng lõa với hành vi mãi lộ của người vi phạm. Và nếu điều này được thực hiện tốt, thì các tai nạn giao thông sẽ được hạn chế rõ rệt.
Rõ ràng, tai nạn giao thông ở Việt Nam khó có thể giảm, khi mà các nhóm nguyên nhân này vẫn tồn tại như một thách thức với những cố gắng giảm thiểu tai nạn giao thông của các cơ quan chức năng và xã hội. Mặc dù, những thiệt hại về người, tài sản lẫn các hệ lụy của xã hội đang góp phần suy giảm chất lượng sống, kìm hãm sự phát triển và đe dọa sựổn định của xã hội.
TIỂU KẾT
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa rất lớn như việc tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật; đảm bảo tính hiệu thực của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực này; là cơ sở cho các chủ thể thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình; bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộở mỗi địa phương và trên phạm vi cả nước luôn là vấn đề phức tạp có ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Có thể thấy được điều đó qua việc Nhà nước sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động đến các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ góp phần ổn định trật tự xã hội. Trật tự an toàn xã hội được ổn định sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính vềgiao thông đường bộ. Hoạt động này có vai trò to lớn cho việc đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.
Chương 2
THỰC TRẠNG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THỊXÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH