Hạt ầng giao thôngđường bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 38 - 39)

Hạ tầng giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết và hợp tác chặt chẽ trong vùng, kết nối thị trường vùng và liên vùng với thị trường quốc gia và quốc tế, khai thác cũng như hiện thực hóa các tiềm năng kinh tế của địa phương; nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh…Vì thế, phát triển hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cấp thiết được đặt ra với nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, một chuyên gia giao thông Nhật Bản khi nói về hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông nước ta đã phải thốt lên rằng, hạ tầng giao thông nước ta vừa yếu, lại vừa thiếu thì ùn tắc và tai nạn giao thông là không tránh khỏi. Chuyên gia này còn dí dỏm cho biết, các nhà quản lý giao thông hiện còn đang tập trung cho những kế hoạch dài hơi tận những năm 2020, thậm chí 2030, còn hạ tầng có sẵn thì họ bỏ mặc, để người tham gia giao thông hiện nay nhiều khi đi theo thói quen.

Hiện nay, việc cái tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống giao thông đường chưa đồng bộ, quy hoạch chưa hoàn chỉnh, thiếu tầm nhìn chiến lược, các dự án thi công kéo dài gây lãng phí, ách tắc trong giao thông trong khi người dân thì chỉ biết trông chờ vào những cây cầu, con đường mới không biết bao giờ mới xong.

Bên cạnh đó, không hiểu vì lý do gì mà cầu đường bộ hiện nay mới làm được vài năm hoặc vài tháng đã sụt lún, nứt gãy, trơ sỏi đá xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng có thể là do chất lượng vật liệu chưa tốt, thi công chưa đúng kỹ thuật hoặc cũng có thể là mật độ giao thông quá cao hay thời tiết quá khắc

nghiệt làm cho các công trình giao thông đường bộ nhanh chóng bị xuống cấp dẫn đến hư hỏng gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tham gia giao thông của người dân.

Bên cạnh đó hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông diễn ra rất phổ biến. Mặc dù các lực lượng chức năng ra quân tuần tra kiểm soát, thiết lập trật tự đô thị nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra trên các tuyến phố. Hơn lúc nào hết, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, văn hoá giao thông cần được nâng lên trong cả cộng đồng, nhằm phòng và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Không chỉ lấn chiếm hành lang đường bộ, thậm chí cả lòng đường để làm nơi buôn bán, họp chợ, trên nhiều tuyến đường người dân còn biến đường thành “sân phơi” thóc, lúa, rơm rạ, nông sản, là bãi tập kết nguyên vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu cho các xưởng sản xuất đồ gỗ, thậm chí có trường hợp cố tình xây dựng trái phép các công trình dân sinh, làm cột điện trên hành lang an toàn giao thông.

Hiện nay, tình trạng tái lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong tỉnh diễn ra khá phổ biến, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì, quản lý hành lang đường bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Để tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ không tái diễn thì ngoài sự quyết liệt của ngành giao thông, cần sự vào cuộc thường xuyên hơn nữa của chính quyền các địa phương. Mỗi người dân cũng cần tự nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, vì sự an toàn của chính mình và những người tham gia giao thông khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)