Hiện nay, thực trạng tiêu cực trong lực lượng làm công tác xử phạt trong đó có công an, cảnh sát giao thông đã trở thành “quốc nạn”. Vấn đề là đạo đức của những cán bộ, chiến sĩ này đã xuống cấp nghiêm trọng. Họ không những không đủ phẩm chất, đạo đức của cảnh sát nhân dân mà vô hình trung đã làm người dân mất tin vào sự lãnh đạo cũng như duy trì và bảo vệ pháp luật của nhà nước. Nhà nước cũng cần có chính sách về lương với những người trực tiếp hằng ngày đối mặt với những tiêu cực ngoài xã hội, nhưng cũng phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông vi phạm. Như đuổi ra khỏi ngành, tịch thu tài sản do thu nhập bất chính hoặc dùng những hình thức kỷ luật cao nhất để làm trong
sạch đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Mặt khác cũng phải có hình thức phạt nặng cho những ai tiếp tay cũng như đưa hối lộ. Có như vậy mới có thể lấy lại được lòng tin một cách tuyệt đối của nhân dân với lực lượng cảnh sát giao thông. Lãnh đạo thị xã cũng nên thành lập một bộ phận chuyên trách để dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, xây dựng hệ thống đường dây nóng thông báo tình trạng mãi lộ, sai phạm trong xử phạt của cảnh sát giao thông trên địa bàn.
Cảnh sát giao thông đang làm trong môi trường khá đặc biệt, tham nhũng rất dễ dàng, do sự thông đồng của đồng nghiệp lẫn người vi phạm. Để giải quyết tiêu cực của cảnh sát giao thông, cách khảdĩ nhất là tăng lương thật cao để mỗi cảnh sát thấy rủi ro quá lớn khi nhận hối lộ. Khi đó thu nhập và quyền lợi hiện có của họ sẽ nặng hơn rất nhiều cám dỗ hối lộ.
Người dân đã nói rất nhiều về hiện tượng tiêu cực của cảnh sát giao thông. Vì vậy, hãy xử lý thật nghiêm minh các cán bộ, chiến sĩ vi phạm để lấy lại được lòng tin của nhân dân, để từ đó chính nhân dân sẽ là cánh tay phải hỗ trợ cho lực lượng công an khi thi hành nhiệm vụ của mình. Đã đến lúc những người có trách nhiệm của ngành công an cần nhìn thẳng vào sự thật. Hãy xử lý thật nghiêm để giáo dục những người còn lại, lấy lại niềm tin của dân bởi vì mất lòng tin là mất tất cả.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã đề ra. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, truyền thống cách mạng, trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy, tạo chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, chấp hành quy chế, quy trình, chế độ công tác, điều lệnh Công an nhân dân trong mỗi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông.
hiện và xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực và trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong đơn vị và xử lý người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, chủ hàng, người vi phạm đưa tiền cho Cảnh sát Giao thông để trốn tránh việc kiểm soát và xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông.
Thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá phân loại, điều chuyển cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát gắn với yêu cầu phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm tiêu cực. Kiên quyết không bố trí làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đối với cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực, kỷ luật hoặc có đơn thư tố cáo sai phạm.
Tăng cường bổ sung biên chế, trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát vi phạm trật tự an toàn giao thông và hoạt động của Cảnh sát giao thông. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, thực hiện đầy đủ chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ; biểu dương khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, gương sáng liêm khiết, không nhận hối lộ .
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng và kiểm tra, giám sát, phát hiện sai phạm, ủng hộ giúp đỡ lực lượng Cảnh sát giao thông thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh của nhân dân về tiêu cực sai phạm của Cảnh sát giao thông qua đường
dây điện thoại nóng. Chỉđạo giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, phản ánh của báo chí, phát thanh truyền hình về sai phạm, tiêu cực của Cảnh sát giao thông.
Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụtrách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông khi phát hiện sai phạm. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích làđể tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật