Xây dựng, hoàn thiện pháp luật giao thôngđường bộ và pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 81 - 82)

trong các lĩnh vực khác có liên quan

Trong những năm tới, trên cơ sở Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các ban ngành hữu quan cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật ởcác lĩnh vực khác có liên quan đến giao thông đường bộ để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật giao thông đường bộ thực hiện một cách tốt nhất.

Có thể nhận thấy rằng hiện nay khung pháp luật giao thông đường bộ đã bao quát được trên các vấn đề như quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ nên được nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như là:

- Quy định về quản lý phương tiện vận tải, phân tích quản lý, trách nhiệm trong kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và bảo vệmôi trường;

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn mởtrường đào tạo lái xe;

tiêu chuẩn sức khỏe và tâm lý người lái oto;

- Quy định về thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe;

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn đường bộ; vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã.

Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ phải đảm bảo tính đồng bộ với các ngành luật khác như: Luật Hiến pháp (quy định về tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ); Luật Hành chính (quy định các văn bản pháp luật giao thông đường bộ); Luật Hình sự (quy định tội phạm và hình phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ); Luật Đất đai (quy định việc quản lý đất dành cho đường bộ, công trình đường bộ)…Chính vì thế, cùng với việc cụ thể hóa Luật giao thông đường bộ thì cần chú ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật có liên quan đến giao thông đường bộ ở các ngành luật khác nhau. Có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật giao thông đường bộ trong hoạt động quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn thị xã đông triều quảng ninh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)