Tộc người Chăm

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 112 - 114)

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Tày

1.5. Tộc người Chăm

Về nguồn gốc tộc người, người Chăm được xếp vào nhóm Malayo-polynésien cùng với các tộc người Churu, Raglai, Giarai, Êđê ở Việt Nam. Như vậy, cư dân

113 Chăm có nguồn gốc từ thế giới Đa đảo mà giống người chiếm đa số và ưu thế là người Indonesien. Những cuộc khai quật các di tích lịch sử vùi sâu trong lòng đất từ thời Pháp thuộc chứng tỏ được rằng văn minh Indonésien được truyền bá rộng rãi từ Vân Nam đến Sumatra. Người Dyak ở đảo Bornéo giống người Êđê, người Giarai ở Việt Nam là bằng chứng hùng hồn về sự rộng rãi của lãnh vực sinh hoạt.

Bernard Groslier nhận định “những người Chiêm đầu tiên của nước Lâm Ấp đều chắc sinh ra từ những người Indonésien, những kẻ đã sáng tạo ra văn hóa Đông Sơn”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng tộc người Chăm có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc di chuyển vào. Nhưng giả thuyết này xem ra không đứng vững lắm.

Trước đây người Chăm là cư dân đã sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Người ta thường chia dân cư Chăm thành ba nhóm: Chăm Hroi, Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận, Chăm Nam bộ. Họ sống tập trung trong các thôn xóm riêng biệt gọi là palei. dân số Chăm cả nước có khoảng 150.000 người.

a) Chăm Hroi:

Chăm Hroi sinh sống ở 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định tập trung ở các huyện Vân Canh (Bình Định) và Đồng Xuân, Sơn Hoà, Sông Thinh (Phú Yên) dân số vào khoảng 20.000 nguời. Chăm Hroi sống rất gần gũi và hoà đồng với người Bana và đặc biệt là có những mối quan hệ hôn nhân khắng khít.

b) Chăm Ninh ThuậnvàBình Thuận:

Đặc điểm của người Chăm ở hai tỉnh nam Trung bộ là còn gìn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là Ninh Thuận, họ sống tập trung ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải (Ninh Thuận) và Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc (Bình thuận). Lưu ý thêm: theo các tài liệu Pháp trước đây, vào đầu thế kỉ XX, dân tộc Chăm giảm đến mức chỉ còn vài chục ngàn người. Theo niên giám thống kê vào năm 1907, người Chăm Phan Rang và Bình Thuận chỉ có khoảng 15.000 người (6.000 ở Phan Rang và 9.000 ở Bình Thuận). Khoảng 30 năm sau, vào năm 1940, dân số người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận không có gì thay đổi, vẫn chỉ 15870 người. Đến năm 1963 dân số người Chăm hai tỉnh này mới nhiều lên được 33500 người. Trong sách đã dẫn, Maspéro có lưu ý là “dân cư Chăm trước đây ở miền trung không bao giờ vượt tới con số hai triệu rưỡi như xứ trung kì ngày nay” (nghĩa là vào năm 1907). Theo thống kê mới nhất cho biết dân số Chăm Ninh thuận là 73.000 người (chiếm ½ dân số Chăm toàn quốc) và Bình Thuận là khoảng 40.000 người.

c) Chăm Nam bộ:

Đặc điểm của Chăm Nam bộ là toàn bộ đều theo tôn giáo Islam. Họ cư trú trong các thôn xóm riêng biệt, xung quanh những thánh đường Islam ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Dân số trên 20.000 người. Cần lưu ý về những cư dân Chăm ở Châu Đốc, là do nguyên nhân lịch sử sau: vào giữa thế kỹ XIX, Trương Minh Giảng đem quân sang Campuchia đánh quân Xiêm có tuyển thêm nhiều lính Chăm và Mã Lai ở đây. Khi lui binh, số người này về Việt Nam và định cư sinh sống tại vùng Châu Đốc cho đến hôm nay.

114 Ngoài Việt Nam, người Chăm còn cư trú ở các nước: Campuchia (khoảng 350.000 người) Thái Lan (8.000), Malaysia (chỉ sau 1975 đã có hơn 30.000 người gốc Campuchia; Hải Nam (Trung Quốc: 20.000 người) và các nước Hoa Kì, Úc, Pháp và một số nước Châu Âu khoảng 6.000 người(3). Xin lưu ý thêm là số dân di cư đến Hải Nam chủ yếu là những người Chăm làm nghề đánh cá thuộc châu Amaravati (Quảng Nam) đặc biệt là dân “cù lao Chàm” ra đi vào thời kì một người Việt lên làm vua nước Chiêm thành tên Lưu Kì Tông (983-986).

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)