Các đặc trưng văn hoá của tộc người Hà Nhì

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 146 - 155)

3.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất

3.1.1. Ẩm thực

Người Hà Nhì quen dùng cả cơm nếp và cơm tẻ trong các bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chủ yếu được cung cấp từ săn bắt, đánh cá, hái lượm. Vào dịp lễ tết, họ thường làm nhiều loại bánh, ưa dùng thịt nướng, thịt xào và đặc biệt thích ăn cháo ám nấu với thịt gà hoặc thịt lợn

3.1.2 Trang phục

Nữ mặc áo dài cài cúc bên phải, đính bạc và đeo vòng bạc ở cổ, tay. Nam mặc quần chân què và áo có hai túi. Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý nhất của trang phục người Hà Nhì là chiếc mũ đội đầu với loại dùng cho nam, nữ, trẻ em khác nhau.

3.1.3 Kiến trúc nhà ở

Người Hà Nhì ở Ý Tý có những nét rất đặc biệt dễ nhận biết nhất là những ngôi nhà trình tường rất đặc sắc của vùng đất này. Bản Hà Nhì ở Ý Tý nhìn xa trông như những lô cốt cố thủ, những ngôi nhà nối nhau mọc lúp xúp bên sườn núi hay trong thung lũng làm cho bản nhỏ này hiện lên đẹp như một bức tranh. Nhà người Hà Nhì ở Bát Xát, Lào Cai có một hệ thống kiến trúc tương đối độc đáo. Theo quan niệm của

147 người Hà Nhì thì hướng nhà bao giờ cũng tựa lưng vào đồi và hướng về thung lũng vì như vậy thì của cải trong nhà bao giờ cũng đầy đặn, nếu hướng nhà mà quay vào khe thì sẽ không tốt cho gia chủ

Trong nhà của người Hà Nhì, bếp là nơi có một vị trí rất quan trọng. Do ở nơi khí hậu quanh năm sương mù ẩm ướt nên bếp của người Hà Nhì bao giờ cũng đặt ở trong nhà, vừa ấm áp vừa làm cho cây cột chắc bền. Hầu hết những hoạt động thường nhật của người Hà Nhì đều diễn ra quanh bếp lửa. Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào dân tộc Hà Nhì, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niện của người Hà Nhì thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. vị thần trông coi sự ấm êm của gia đình. Chỉ có người phụ nữ mới được coi sóc hòn đá thần này. Cứ đến ngày đầu năm mới hoặc cuối năm, người phụ nữ sẽ cho hòn đá thần uống nước, uống rượu rồi cả ăn bánh. Nếu gia đình nào không còn mẹ thì người con gái đi lấy chồng xa phải về làm việc đó.

3.2. Văn hoá tinh thần

3.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội

Tính cộng đồng trong làng bản biểu hiện khá tập trung không chỉ trong sản xuất mà cả trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng.

Gia đình nhỏ phụ quyền song người phụ nữ vẫn được trân trọng trong xã hội. Có nhiều họ khác nhau, mỗi họ lại chia ra thành nhiều chi. Tên chi gọi theo tên ông tổ.

Người Hà Nhì không có tục thờ cúng chung toàn dòng họ mà chỉ thờ cúng theo gia đình. Việc thờ cúng do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận. Nếu dòng trưởng không có người thừa kế thì việc thờ cúng chuyển cho con trai út. Các thành viên trong gia đình, dù đã ra ở riêng, nếu bị chết phải đưa xác về quàn tại trước bàn thờ bố mẹ thì người quá cố mới được thờ cúng chung với tổ tiên.

Hàng năm vào tối 30 tết, một nghi lễ rất quan trọng trong gia đình được thực hiện. Ðó là lễ tưởng nhớ tổ tiên dòng họ, đọc tên từng tổ tiên và mọi người cùng nhắc lại. Tên từng người được gọi theo cách gọi phụ tử liên danh, tên cha nối với tên con, nên có vần điệu dễ nhớ. Có họ nhắc tới 71 tên gọi trong buổi lễ này. Có nơi nghi lễ này cũng được thực hiện trong lễ nhập quan cho người chết

3.2.2 Cưới xin

Trai gái được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải qua hai lần cưới. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con.

Tuỳ từng vùng phong tục cưới xin khác nhau nhưng một điểm chung nhất là các cuộc hôn nhân do trai gái tự tìm hiểu. Ở vùng Bát Xát (Lào Cai), cưới qua nhiều bước. Sau ba lần dạm hỏi, lễ cưới thứ nhất được tổ chức nhằm đưa con dâu về nhà chồng. Lần cưới thứ hai ăn uống linh đình ở nhà gái. Lễ này chỉ diễn ra sau khi đôi vợ

148 chồng làm ăn khá giả, lúc đó họ đã có con, cháu, có người 50-60 năm sau hoặc cho đến khi chết vẫn chưa tổ chức được lễ cưới này.

Ở Tây Bắc, sau lễ hỏi, con rể đến ở rể. Nếu trả ngay tiền cưới thì không phải ở rể, lễ cưới được tổ chức ngay, từ đó con dâu mang họ của chồng.

3.2.3 Ma chay

Quan tài bằng thân cây khoét rỗng, có nắp đậy kín. Nơi đào huyệt được chọn bằng cách ném trứng, trứng vỡ ở đâu thì đào ở đấy. Kiêng chôn vào mùa mưa, vào thời điểm đó quan tài người chết được treo xuống huyệt nhưng không lấp, bên trên có nhà táng hoặc đặt trên giàn. Hết mùa mưa mới đem chôn quan tài có người chết.

3.2.4 Tín ngưỡng

Họ tin có linh hồn, thờ cúng tổ tiên, cúng bản và các nghi lễ nông nghiệp.

3.2.5 Văn hoá văn nghệ

Người Hà Nhì có kho tàng văn hoá dân gian phong phú với nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài với đa dạng các thể loại: thần kỳ, cổ tích, trường ca, ca dao, thành ngữ.. Các loại nhạc cụ phổ biến trong đời sống tinh thần của người Hà Nhì phải kể đến các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc,…. Ngày lễ hội còn có trống, thanh la, chập cheng góp vui. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Con trai gảy đàn La Khư, còn các thiếu nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy hay nát-xi vào ban đêm. Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, đều theo nhịp tấu và nhạc cụ gõ.

Người Hà Nhì có nhiều bài hát ru, hát đối đáp nam nữ, hát đám cưới, hát đám ma, hát ngày Tết, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quý... Trẻ em Hà Nhì thích chơi các trò chơi đòi hỏi lòng dũng cảm,sự khéo léo như: đấu vật, đuổi bắt, trốn tìm, chơi cù, đu quay…

149

Chương 7: Đặc điểm và xu hướng phát triển văn hoá của các tộc người ở Việt

Nam

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

- Trình bày được đặc điểm chung của các tộc người ở nước ta và xu hướng phát triển văn hoá của các tộc người trên đất nước ta

Nội dung:

1. Đặc điểm chung của các tộc người ở nước ta

1.1. Các tộc người Việt Nam cùng sinh sống trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

1.2. Văn hoá thống nhất diễn trình theo gia đình nhỏ

1.3. Con người lấy buôn làng làm điểm tựa, soi gương văn hoá

1.4. Các tộc người thiểu số trên đất nước ta đều nêu cao tinh thần dựng nước và giữ nước

2. Xu hướng phát triển văn hoá của các tộc người trên đất nước ta 2.1. Xu hướng kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại

2.2. Xu hướnghỗn dung giữa văn hoá truyền thống với văn hoá ngoại lai của các tộc người khác

150

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội, 1978.

[2] Viện dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB Khoa học xã hội, 1984.

[3] Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng, Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục, Nam định, 2003.

[4] Hoàng Nam, Văn hóa và văn hoá tộc người, NXB Giáo dục.

[5] Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh Văn hoá các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

[6] Vũ Ngọc Khanh, Sơ lược truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999.

[7] Ngô Đức Thịnh, Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, 1994.

[8] Nguyễn Đăng Duy, Nhận dạng văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, 2004.

[9] Ngô Văn Lệ, Tộc người và văn hoá tộc người, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

[10] Từ điển Bách khoa

[11] Chu Thái Sơn, Người Mường, Nhà xuất bản trẻ, 2005. [12] Chu Thái Sơn, Người Thái, Nhà xuất bản trẻ, 2005. [13] Chu Thái Sơn, Người Tày, Nhà xuất bản trẻ, 2005. [14] Chu Thái Sơn, Người HMông, Nhà xuất bản trẻ, 2005. [15] Chu Thái Sơn, Người Dao, Nhà xuất bản trẻ, 2005. [16] Chu Thái Sơn, Người Gia Rai, Nhà xuất bản trẻ, 2005.

151

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC, CHỦNG TỘC VÀ TỘC NGƯỜI ... 4

1. Chủng tộc và quốc gia dân tộc ... 4

1.1. Khái niệm về chủng tộc và các đặc điểm phân biệt giữa các chủng tộc: ... 4

1.1.1. Khái niệm về chủng tộc: ... 4

1.1.2. Đặc điểm phân biệt giữa các chủng tộc: ... 4

1.1.3. Nguyên nhân dẫn dến việc hình thành các chủng tộc ... 5

1.1.4. Sự phân bố chủng tộc trên thế giới và ở Việt Nam ... 5

1.2. Khái niệm về dân tộc:... 6

1.3. Khái niệm về tộc người: ... 6

1.3.1. Quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài ... 6

1.3.2. Quan điểm của các nhà dân tộc học Việt Nam: ... 7

2. Quá trình hình thành, phát triển tộc người: ... 8

2.1. Các vấn đề cần chú ý: ... 8

2.2. Xu hướng chủ yếu của quá trình tộc người: ... 8

2.3. Qúa trình tộc người ở Việt Nam: ... 8

3. Tiêu chí xác định tộc người ... 8

3.1. Ngôn ngữ: ... 8

3.2. Lãnh thổ: ... 8

3.3. Cơ sở kinh tế của tộc người: ... 9

3.4. Đặc trưng văn hoá: ... 9

3.5. Ý thức tự giác: ... 9

Chương 2: Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ Nam Á ... 16

1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư ... 16

1.1. Nhóm Môn - Khơme ... 16

1.2. Nhóm Việt - Mường ... 18

1.3. Nhóm ngôn ngữ Nam á khác ... 19

2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Môn- Khơ me ... 19

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 19

2.1.1. Ẩm thực... 21

2.1.2. Trang phục ... 21

2.1.3. Kiến trúc nhà ở ... 22

2.2. Một số yếu tố văn hoá tinh thần ... 23

2.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội ... 23

2.2.2. Cưới xin ... 25

2.2.3. Ma chay ... 25

2.2.4. Tín ngưỡng ... 26

2.2.5. Văn hoá văn nghệ ... 28

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Mường ... 29

152

3.1.1 Ẩm thực ... 29

3.1.2 Trang phục ... 30

3.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 31

3.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần... 36

3.2.1 Đời sống và quan hệ xã hội ... 36

3.2.2 Cưới xin ... 36

3.2.3 Ma chay ... 42

3.2.4 Tín ngưỡng ... 44

3.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 45

Chương 3: Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ H’mông-Dao ... 46

1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư ... 46

1.1. Tộc người H’Mông ... 46

1.2. Tộc người Dao ... 49

1.3. Tộc người Pà Thẻn ... 49

2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người H’Mông ... 49

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 49

2.1.1 Ẩmthực ... 49

2.1.2 Trang phục ... 51

2.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 52

2.2. Một số yếu tố văn hoá tinh thần ... 55

2.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội ... 55

2.2.2. Cưới xin ... 56

2.2.3. Ma chay ... 57

2.2.4. Tín ngưỡng ... 58

2.2.5. Văn hoá văn nghệ ... 60

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Dao ... 60

3.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 60

3.1.1 Ẩm thực ... 60

3.1.2 Trang phục ... 63

3.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 68

3.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần... 70

3.2.1 Đời sống và quan hệ xã hội ... 70

3.2.2 Cưới xin ... 72

3.2.3 Ma chay ... 74

3.2.4 Tín ngưỡng ... 75

3.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 76

Chương 4: Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ Tày - Thái ... 78

1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư ... 78

1.1. Tộc người Thái ... 78

1.2. Tộc người Tày ... 80

153 1.4. Tộc người Bố Y ... 82 1.5. Tộc người Giáy ... 83 1.6. Tộc người Lào ... 83 1.7. Tộc người Lự ... 83 1.8. Tộc người Sán Chay ... 83

2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Thái ... 84

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 84

2.1.1 Ẩm thực ... 84

2.1.2 Trang phục ... 85

2.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 86

2.2. Một số yếu tố văn hoá tinh thần ... 88

2.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội ... 88

2.2.2. Cưới xin ... 89

2.2.3. Ma chay ... 91

2.2.4. Tín ngưỡng ... 93

2.2.5. Văn hoá văn nghệ ... 94

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Tày ... 95

3.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 95

3.1.1 Ẩm thực ... 95

3.1.2 Trang phục ... 97

3.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 98

3.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần... 99

3.2.1 Đời sống và quan hệ xã hội ... 99

3.2.2 Cưới xin ... 100

3.2.3 Ma chay ... 104

3.2.4 Tín ngưỡng ... 105

3.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 106

Chương 5 : Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ Nam Đảo ... 110

1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư ... 110

1.1. Tộc người Gia Rai ... 110

1.2. Tộc người Ê Đê ... 110

1.3. Tộc người Raglai ... 112

1.4. Tộc người Chu Ru ... 112

1.5. Tộc người Chăm ... 112

2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Gia Rai... 114

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 114

2.1.1 Ẩm thực ... 114

2.1.2 Trang phục ... 114

2.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 115

2.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần... 117

154

2.2.2 Cưới xin ... 118

2.2.3 Ma chay ... 118

2.2.4 Tín ngưỡng ... 118

2.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 119

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Chăm ... 119

3.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 119

3.1.1 Ẩm thực ... 119

3.1.2 Trang phục ... 121

3.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 125

3.2 Một số yếu tố văn hoá tinh thần... 127

3.2.1 Đời sống và quan hệ xã hội ... 127

3.2.2 Cưới xin ... 129

3.2.3 Ma chay ... 131

3.2.4 Tín ngưỡng ... 138

3.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 140

Chương 6: Văn hoá cộng đồng các tộc người ngữ hệ Hán - Tạng ... 141

1. Nguồn gốc và sự phân bố dân cư ... 141

1.1. Nhóm Hán ... 141

1.2. Nhóm Tạng - Miến ... 141

2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Hán ... 142

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 142

2.1.1 Ẩm thực ... 142

2.1.2. Trang phục ... 144

2.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 144

2.2. Văn hoá tinh thần ... 145

2.2.1 Đời sống và quan hệ xã hội ... 145

2.2.2 Cưới xin ... 145

2.2.3 Ma chay ... 145

2.2.4 Tín ngưỡng ... 145

2.2.5 Văn hoá văn nghệ ... 146

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Hà Nhì ... 146

3.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất ... 146

3.1.1. Ẩm thực... 146

3.1.2 Trang phục ... 146

3.1.3 Kiến trúc nhà ở ... 146

3.2. Văn hoá tinh thần ... 147

3.2.1. Đời sống và quan hệ xã hội ... 147

3.2.2 Cưới xin ... 147

3.2.3 Ma chay ... 148

3.2.4 Tín ngưỡng ... 148

155

Chương 7: Đặc điểm và xu hướng phát triển văn hoá của các tộc người ở Việt Nam ... 149 1. Đặc điểm chung của các tộc người ở nước ta ... 149

1.1. Các tộc người Việt Nam cùng sinh sống trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ... 149 1.2. Văn hoá thống nhất diễn trình theo gia đình nhỏ ... 149 1.3. Con người lấy buôn làng làm điểm tựa, soi gương văn hoá ... 149 1.4. Các tộc người thiểu số trên đất nước ta đều nêu cao tinh thần dựng nước và giữ nước ... 149

2. Xu hướng phát triển văn hoá của các tộc người trên đất nước ta ... 149

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 146 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)