Tộc ngườ iÊ Đê

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 110 - 112)

3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Tày

1.2. Tộc ngườ iÊ Đê

Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế theo truyền thuyết của người Ê Đê được lưu truyền đến ngày nay. Do vậy người

111 Êđê tự gọi mình là Anak A.Ê - D.I.Ê tức là những đứa con của Thượng Đế, sau này đọc trệch đi là Anak Ê Đê. Bia ký Chăm Pa cổ nhất tại Tháp Bà Pô Naga cũng đã ghi chép về tộc danh Rang Đêvùng sông Nha Trang, Sông Dinh, Sông Hinh vào khoảng thế kỷ VIII, có lẽ Rang Đêbiến âm sau này thành Rađê, Rađêy hay Êđê. Cuối thế kỷ XIII trước sự tấn công ồ ạt của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt xuống đất Chăm Pa đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo và hòa hợp với người Ê Đêcổ tạo ra nhóm tộc người mới tự gọi là Anak Jarai, đây là nhánh lớn của tộc người Orang Đê cổ. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính củaViệt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là Rađê. Ngoài ra, người Êđê họ còn gọi toàn bộ cộng đồng họ bằng từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn Ấn Độlà Đêgar,Êđê Êga,Đêganghĩa làCao Nguyên. Anak Đêgar cũng được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên. Ước tính hiện nay có khoảng 330.348 người Ê Đê cư trú tập trung ở tỉnhĐắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Tại một số quốc gia khác, như Campuchia, Hoa Kỳ, Canada và các nước Bắc Âu cũng có một ít người Ê Đê sinh sống, song chưa có số liệu chính thức.

Dân tộcÊ Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan,Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. Các nhóm địa phương bao gồm: Kpă (chính dòng), Adham, Mdhur, Bih, Krung... Nhưng không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đêlà nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con củaYàng (Thần Linh).

Yang Prong hay Yang Êa H'leo trong bia kí Champa là Ya Hliêv, là tháp Chăm duy nhất ở Tây Nguyên. Ngôi tháp được xây dựng dưới Triều Đại Jaya Simhavarman III tức Chế Mân (R'čăm Mâl hay Êčăm mâl), ngôi tháp được xây dựng để dâng cúng Thần Vĩ Đại của người Orang Đê cổ, trong thời kì kháng chiến chống Mông- Nguyên cuối thế kỉ XIII

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:

Đắc Lắc(298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),

Phú Yên (20.905 người), Đắc Nông (5.271 người),

112 Khánh Hòa (3.396 người)

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)