2. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Môn-Khơme
2.2.5. Văn hoá văn nghệ
- Văn học dân gian
Các dân tộc nhóm Môn-khome có một nền văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, truyền thuyết, ca dao…kể về nguồn gốc tộc người, dòng họ, ca ngợi tinh thần đấu tranh chống thiên tai, phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày, họ có những làn điệu hát đối đáp, giao duyên của nam và nữ.
Đăc biệt ngừi Bana có điệu H omon người ta hay gọi là trường ca. Homon thường là: một truyện nhiều nhân vật, nhiều tình tiết, có tầm cỡ vừa-hay dài. Cốt truyện thể hiện bằng văn vần theo luật thơ ca dân tộc xen lẫn những đoạn văn xuôi đôi xứng cặp, thường được trình bày dưới dạng hát ngâm. Đề tài cốt truyện là nói về các anh hùng thủa sơ khai, những nhân vật cứu loài người, cứu dân tộc khỏi hiểm họa to lớn.
- Về âm nhạc
Các dân tộc nhóm Môn-khome có rất nhiều nhạc cụ phong phú và đa dạng như: cồng chiêng là tiêu biểu nhất và các loại đàn, sáo… được làm ra từ nguồn có sẵn trong tự nhiên là những yếu tố chính tạo dựng nên nền văn nghệ dân gian Môn-khome.
Trong văn hóa phần lớn các dân tộc Tây Nguyên cồng chiêng đóng vai trò quan trọng quán xuyến cuộc sống con người. Một bộ cồng chiêng có từ 3 đến 15 cái, trong đó có cồng (loại có núm) và chiêng( loại không có núm). Với quan niệm cộng đồng gồm 2 nửa- hôm qua và hôm nay- thế giới hưu hình luôn có liên hệ với thế giới vô hình mà cồng chiêng với âm thanh , với âm nhạc và sức mạnh thiêng liêng của nó là “cầu nối”.
Hầu hết: mọi hoạt động văn hóa của người Tây Nguyên đều có cồng chiêng, đứa trẻ sinh ra tiếng cồng chiêng vang lên báo hiệu đón nhận một thành viên mới của cộng đồng, đứa trẻ lớn lên trong một không gian đầy nhạc cồng chiêng. Đón cón người vòa đời là nhạc cồng chiêng lại cũng là nó sễ tiễn đưa con người ấy ra huyệt mộ, linh hồn người ấy sẽ theo cồng chiêng về với tổ tiên. Có thể nói cuộc đời con người “dài theo tiếng cồng chiêng”.
- Nghệ thuật tạo hình, kiến trúc
Các dân tộc nhóm Môn-khome còn rất nổi bật với nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật kiến trúc phong phú như: nhà rông, nhà sàn dài, nhà mồÂA…
Có lẽ nhiều tài năng sang tạo nghệ thuật và kiến trúc của người Môn-Khơme ở Tây Nguyên dành cho nhà mồ. Trang trí và tượng nhà mồ đa dạng về kiểu dáng đó là: những hình khối, những hình trang trí, những tượng gỗ. Hai bên của vào nhà mồ thấy tượng cặp nam nữ, thường là khỏa thân, mô tả các bộ phận sinh dục, những tượng ngồi xổm, 2 tay ôm má, mang tính sầu tư, giống như đứa trẻ ngồi trong bào thai. Những tượng ở các ngôi mội tù trưởng giống như: tượng nô lệ đi hầu hạ người đã
29 chết. Những lớp tượng nam nữ, tượng ngồi giống bào thai mang ý nghĩa phồn thực và tái sinh cảu người khuất. Tượng chỉ là: những nét phác, những nhát dao vạc, khoét mạnh bạo, có phần thô tháp, nhưng lại đầy sức sống