3. Các đặc trưng văn hoá của tộc người Chăm
1.2. Nhóm Tạn g Miến
- Người Cống: có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang. Người Cống cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, tập trung tại các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, khu vực ven sông Đà
- Người Phù Lá: Phần lớn người Phù Lá sống tại tỉnh Lào Cai (81,6%) và các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên. Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm
khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.
- Người Si La: có nguồn gốc xa xưa ở Tây Tạng (Trung Quốc), qua Lào đến lập nghiệp ở Việt Nam khoảng 150 năm nay. Người Si La sống tập trung ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (74,75%)
- Người Hà Nhì: Người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ (tộc người Khương) đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba. Chỉ biết rằng cư dân Hà Nhì đã sinh sống rất lâu đời ở nam Trung Quốc và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam. Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. Từ thế kỷ thứ 8, trong thư tịch cổ đã có viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Theo đó thì phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây. Người Hà Nhì sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Đây cũng là một trong những dân tộc được công nhận chính thức tại nước Trung Quốc và Lào.
142