Các đặc trưng văn hoá của tộc người H’Mông

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 49 - 60)

2.1. Một số yếu tố văn hoá vật chất

2.1.1 Ẩm thực

Để đảm bảo thâm canh lúa nước ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào H'Mông đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống

50 của mình. Cùng với thời gian, ngày nay nếp sinh hoạt, ăn uống của người Mông vùng cao cũng có nhiều thay đổi, tuy rằng các sản vật trong đời sống hàng ngày đều lấy từ thiên nhiên hoặc do chính bàn tay lao động làm ra nhưng cách thức chế biến và ăn uống đã khác, mang tính cầu kỳ hơn.

Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc H'Mông rất chú trọng đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn ấm, nóng với màu sắc mạnh. Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một bình rượu và một chảo thắng cố, lần lượt, từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh. Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳng của người H'Mông, Dao ở vùng cao (Hà Giang, Tây Bắc) trong cách thức ăn uống.

Cây lương thực chính của người H'Mông là cây ngô cho nên ở nhiều vùng, đồng bào sử dụng ngô là món ăn chính. Món ngô hấp (hoặc đồ, thường gọi là mèn mén) bao giờ cũng ăn với canh có nhiều mỡ, do ở vùng cao, trời rét nên mỡ là món ăn thường xuyên. Đối với người H'Mông, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là trưa và tối. Ngô được xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩm rồi nhào bột đồ chín lần đầu, đổ ra cho nguội, lại cho chút nước nhào đều và đồ tiếp lần nữa.Bột chín được đổ vào rá rồi dùng thìa xúc ăn với nước canh, rau, thịt và các thức ăn khác.

Ở một số vùng như Bắc Kạn, người H'Mông còn dùng ngô non thái hạt, xay nhuyễn hoặc dùng bột ngô nếp làm bánh rợm, bánh trôi. Món ăn phổ thông được đồng bào ưa dùng là đỗ tương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm canh. Món ăn khô là lạc, vừng rang. Các loại thịt được nấu, nướng hoặc hầm nhừ với gia vị nhưng không có tập quán làm thắng cố như vùng Hà Giang và Tây Bắc. Thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên gác bếp. Do điều kiện sống trên núi nên ngoài thịt thú rừng, thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào được ăn ốc, cá. Các loại rau rừng như bồ khai, rau ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả bứa, vả, dâu da thường được xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây.

Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháy vàng cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vị ngọt; hoặc uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi. Do du canh du cư không trồng được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách. Nhiều khi đi rừng, làm nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối.

Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng ngày. Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu rượu. Do cây lương thực chính là ngô nên rượu của người H'Mông thường được cất từ ngô. Tuy nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn, chuối và các cây có bột trong rừng.

51

2.1.2 Trang phục

Trang phục Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.

Trang phục nam Hmông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp

+ Trang phục nữ Người HMông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ôống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm).

Phụ nữ Hmông còn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm Hmông (Hóa, Xanh, Trắng, Đen... ).

Đó là các loại váy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề.

Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là giao thoa giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Hmông.

Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước váy, thắt lưng và xà cạp.

Áo của người phụ nữ (tiếng Mông là so) có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay áo thường được thêu hoa văn là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay. Đây là nơi hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người Mông.

Váy phụ nữ Mông (gọi là Ta) là loại váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có hai dây để buộc. Trên nền váy chàm, hoa văn được thêu, in và ghép từng tấm thật ấn tượng và độc đáo.

Phần thêu hoa văn được thực hiện ở nửa dưới của váy.

Hoa văn (tiếng Mông gọi là pàng tau) trong trang phục của người Mông hoa chủ yếu là hoa văn hình học như hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc

52 và thỉnh thoảng có những mô típ hoa văn chưa xác định được như thế này. Những mô típ hoa văn được hình thành trên cơ sở sợi ngang của kỹ thuật dệt trên khung cửi và sau này được lặp lại trong kỹ thuật thêu. Màu sắc chủ đạo được thêu trên váy là màu xanh, đỏ, đen, vàng.

Nói đếntrang phục của phụ nữ Mông không thể thiếu được “lăng” là chiếc thắt lưng. Trong bộ trang phục của phụ nữ Mông còn có “xế” (tấm vải che trước váy) và “khử lau” (xà cạp quấn chân). Đồng bào Mông quan niệm, đeo “xế” và quấn xà cạp là thể hiện sự ý tứ và kín đáo của người phụ nữ. Phụ nữ Mông thường để tóc dài và quấn vòng quanh đầu rồi đội khăn, tạo nên một sắc thái độc đáo riêng khó nhầm lẫn với các dân tộc khác.

+ Trang phục nam: Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Aáo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Không rực rỡ sắc màu, không nổi bật như trang phục phụ nữ, trang phục của con trai người Mông rất độc đáo và riêng có, không bị lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Con trai dân tộc Mông mặc quần màu đen, ống rất rộng để có thể leo đồi, núi và múa khèn dễ dàng. Trong trang phục của nam giới người Mông còn có chiếc thắt lưng (còn gọi là lăng dua la) với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Trang phục của cả nam và nữ dân tộc Mông đều là do đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Mông làm ra. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú, người phụ nữ Mông đã trở thành người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người.

2.1.3 Kiến trúc nhà ở

Người H’Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H’Mông.

Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên.

Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách.

53 Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.

Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác,cứ như thế khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi ngôi nhà hoàn thành.

Trình tường xong, ngưòi H’Mông vào rừng chọn cây cột cái đem thẳng từ rừng về, không đặt xuống đất mà đưa lên nóc ngay. Họ coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu hay cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của họ.

Cửa chính nhà của ngưòi H’Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người H’Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người H’Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người H’Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.

Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’Mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.

Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’Mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người H’Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.

Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngôi nhà trình tường của người H’Mông vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn du khách đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Người Mông làm nhà dựa lưng vào núi; mỗi bản thường có từ vài ba nóc nhà trở lên, có bản chỉ có một dòng họ hoặc nhiều dòng họ chung sống quây quần bên nhau trên một sườn núi. Đặc biệt, đối với người Mông, hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây đào, cây mận, cây lê.

54 Trong văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, các ngôi nhà không được dính sát vào nhau, kể cả anh em ruột thịt. Quan niệm làm nhà của họ cũng rất khắt khe. Trước khi chặt cây để dựng nhà, phải thắp 3 nén hương; tiếp đó, cắm 3 tờ giấy bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng làm như thế thần cây, thần rừng không quở mắng và nhà cửa mới yên vui, mọi người khỏe mạnh, ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc. Chọn được ngày chặt cây, cây cột cái được gia chủ chặt xong đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Đối với 2 cây cột cái ở gian giữa và cây cái nóc (hay còn gọi là đòn nóc), người Mông coi 2 cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là một cây rừng không bị sâu, thối, cụt ngọn. Hai cây cột này còn có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.

Cửa chính ra vào nhà của người Mông cũng phải chọn gỗ tốt để làm. Cửa bao giờ cũng được mở vào phía trong. Cửa không cài bằng then sắt mà phải cài bằng then gỗ. Người Mông quan niệm không sử dụng bản lề, then cửa bằng sắt là vì cửa mở ra đóng vào được xem là lòng bụng con người, nếu dùng các vật dụng bằng sắt thì sẽ lạnh, nên tất cả các ngôi nhà của người Mông luôn sử dụng sự mềm mại của cây rừng.

Tập tục sinh hoạt trong những ngôi nhà truyền thống của người Mông (Hà Giang) rất khắt khe, nơi ngủ của con, em dâu thì bố, anh chồng không được vào và ngược lại con, em dâu không được phép vào nơi ngủ của bố chồng, anh chồng. Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm; ngô, lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác, khói bếp sẽ hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc. Ngoài ra, sàn gác còn có thể làm nơi ngủ mỗi khi nhà đông khách.

Có điều cấm kị là đàn bà, con gái không được phép ngủ trên gác. Bởi thế kể cả khi cha mẹ chồng, con trai trong nhà đi vắng thì con dâu cũng không được lên gác; nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà chỉ được phép dứng ở bậc thang rồi lấy que khều.

Người Mông quan niệm khi làm ma tươi cho người chết, người ta có tục lệ thổi

Một phần của tài liệu Giáo trình các dân tộc việt nam (nghề hướng dẫn du lịch) (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)