Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy mô

Một phần của tài liệu 070 các nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 35)

Quy mô vốn FDI trên cả 3 phương diện (vốn đăng kí, vốn thực hiện và số dự án) đã thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2017:

Hình 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vốn đăng ký, vốn thực hiện và số dự án giai đoạn 1996 - 2017.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung, trong khoảng thời gian 1996 - 2017, vốn FDI thực hiện và số dự án có xu hướng tăng theo từng năm. Năm 1996, có 372 dự án FDI, tổng vốn đăng kí là 9635,2 triệu đô và tổng vốn thực hiện là 2938,2 triệu đô. Sau 22 năm, số dự án được cấp mới năm 2017 là 2741, tăng gấp 7 lần so với năm 1996. Tổng vốn đăng kí và vốn thực hiện cũng tăng lên lần lượt là 37100,6 triệu đô và 17500 triệu đô.

Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại châu Á. Việt Nam mới gia nhập ASEAN nên cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do có sự chủ động từ phía Nhà nước, trữ lượng gạo và dầu đủ lớn, độ mở cửa không quá rộng (xuất khẩu chiếm 30% GDP) nên cuộc khủng hoảng không tác động quá nhiều tới Việt Nam. Mặt khác, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có nền kinh tế ổn định hơn nên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư. Hậu quả của cuộc khủng hoảng là số dự án giảm từ 372 (năm 1996) xuống còn 285 (năm 1998), số vốn đăng kí giảm mạnh từ 9635.3 xuống còn 4873,4 triệu đô la Mỹ. Vốn thực hiện giảm nhẹ từ 2938,2 xuống còn 2372,4 triệu đô la Mỹ vào năm 1998. Sau cuộc khủng hoảng này, dòng vốn FDI lại tiếp tục đà tăng kể từ năm 1999.

Từ năm 1999 đến năm 2003, lượng vốn FDI có tăng nhưng khá chậm, vốn FDI đăng kí khá sát với FDI thực hiện. Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2003 cho phép doanh nghiệp FDI hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (trước nay chỉ được hoạt động dưới hình thức công ty TNHH). Mặt khác, nền kinh tế dần dần được hồi phục khỏi cuộc khủng hoảng khiến dòng vốn FDI giai đoạn 2003 - 2006 tăng trưởng đều đặn.

Năm 2007, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo UNCTAD, cuộc khủng hoảng này chưa tác động tới tình hình thu hút FDI. Cũng trong năm 2007, nước ta chính thức gia nhập WTO, nhờ đó mà vốn FDI có sự thay đổi đáng kể. Cả 3 chỉ tiêu đều tăng gần gấp 2 so với năm 2006: số dự án tăng từ 987 lên 1544, vốn FDI đăng kí tăng từ 12004,5 lên 21348 triệu đô; vốn thực hiện tăng từ 4100.4 lên 8034,1 đô la Mỹ.

Năm 2008, số vốn FDI đăng kí có sự tăng trưởng ngoạn mục, tăng hơn 3 lần so với 2007, đạt mức 71726,8 triệu đô la Mỹ, cao nhất trong giai đoạn 1996 - 2017. Số dự án giảm còn 1171 nhưng vốn thực hiện tăng đến 11500,2 triệu đô la Mỹ bởi các dự án này đa số là bất động sản, cần lượng vốn lớn. Năm 2009, dòng vốn FDI toàn cầu thực sự bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhà đầu tư các nước cần phải cân nhắc kĩ giữa việc đầu tư trong nước dể giữ ổn định nền kinh tế, hay đầu tư ra nước ngoài và phải chịu nhiều rủi ro. Tâm lý đầu tư này khiến dòng vốn FDI chững lại từ năm 2009 đến năm 2012. Sau khoảng thời gian này, kinh tế Việt Nam

Ngành kinh tế Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)

Tỉ lệ

Tổng số 319613.1 100.00%

Công nghiệp chế biến, chế tạo 186514.2 58.36%

Hoạt động kinh doanh bất động sản 53226 16.65%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi

nước và điều hoà không khí 20820.9 6.51%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 12004.2 3.76%

Xây dựng 10846.5 3.39%

dần trở nên ổn định và tình hình thu hút FDI trở nên khả quan hơn. Liên tiếp 5 năm sau đó, các chỉ tiêu về số lượng dự án, FDI đăng kí, FDI thực tế đều tăng. Đến năm 2017, số dự án, FDI đăng kí, FDI thực hiện lần lượt là 2741 dự án, 37100,6 triệu đô la Mỹ, 17500 đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu 070 các nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w