Tính lũy kế tới ngày 31/12/2017, vốn FDI đã tiếp cận tới tất cả 63 tỉnh thành Việt Nam:
Bảng 2.3: 15 tỉnh Việt Nam nhận được nhiều vốn FDI nhất lũy kế tính đến 31/12/2017.
Bắc Ninh 1138 16178.4 Long An 962 6970.7 Hải Phòng 606 15208.8 Đà Nang 526 4675.3 Hưng Yên 396 4242.4 Hải Dương 385 7847.1 Bà Rịa - Vũng Tàu 363 26838.1 Bắc Giang 357 4483.5 Vĩnh Phúc 312 4038.1 Tây Ninh 271 5.052.1 Hà Nam 215 2437.6
TP Hồ Chí Minh đứng đầu với 7333 dự án, tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Tiếp đó là Hà Nội (4500 dự án), Bình Dương (3305 dự án), Đồng Nai (1472 dự án), Bắc Ninh (1138 dự án). Các tỉnh thu hút vốn FDI kém nhất là Bắc Kạn (3 dự án), Lai Châu (3 dự án), Điện Biên (1 dự án). Xét về tổng vốn đăng kí, TP Hồ Chí Minh vẫn đứng đầu với 43879,3 triệu đô la Mỹ, sau đó là Bình Dương (30339 triệu đô la Mỹ), Hà Nội (27638 triệu đô la Mỹ), Đồng Nai (27349,6 triệu đô la Mỹ), Bà Rịa - Vũng Tàu (26838,1 triệu đô la Mỹ).
2.1.5. Thực trạng các nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam
Để xem xét thực trạng các nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2017, tác giả sử dụng các nhân tố theo quan điểm của UNCTAD bởi chúng phù hợp với nền kinh tế hiện đại hơn so với các học thuyết
kinh tế, bao gồm: các nhân tố về khuôn khổ pháp luật, các nhân tố tạo điều kiện đầu tư và các nhân tố về kinh tế.
- Các nhân tố về khuôn khổ pháp luật: + Sự ổn định về kinh tế, chính trị:
Sự ổn định về kinh tế, chính trị là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư tìm kiếm khi đầu tư ra nước ngoài. Bởi khi kinh tế, chính trị ổn định thì mức độ rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu sẽ giảm bớt, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
Trong khoảng thời gian 1996 - 2017, nền chính trị của nước ta khá ổn định so với các nước trong khu vực, không có tình trạng đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Theo Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Việt Nam có dân số đông, lao động dồi dào và có tình hình chính trị - xã hội ổn định. Do đó, môi trường đầu tư của Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá cao.
Những năm gần đây, nền kinh tế vĩ mô đang được Nhà nước nỗ lực giữ ổn định. Nếu như lãi suất cho vay năm 1996 là 20,1% thì đến năm 2017 chỉ còn 7,5% và luôn được duy trì dưới mức 10% trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.
Lạm phát cũng được kiểm soát ở mức vừa phải (dưới 10%), thậm chí có năm lạm phát âm (2000, 2001). Mức lạm phát này được cho là ít gây hại tới nền kinh tế. Lạm phát chỉ trở nên quá cao trong thời kì khủng hoảng, lạm phát năm 2008 lên tới 23,1% nhưng ngay lập tức giảm xuống còn 7,1% vào năm 2009. Năm 2011, lạm phát là 18,7% nhưng năm tiếp theo giảm xuống còn 9,1% cho thấy những bất ổn này không kéo dài. Trong giai đoạn 2014 - 2017, lạm phát luôn được duy trì ở mức dưới 5%.
Trong giai đoạn 1996 - 2017, ti giá USD/VNĐ tăng gấp đôi. Năm 1996, để đổi lấy 1 USD cần 11032 VNĐ, con số này tăng đến 22370 vào năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc ta phải dùng nhiều nội tệ hơn để đổi lấy ngoại tệ, đồng tiền bị mất giá so với ngoại tệ.
+ Các đối đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài:
Năm 1996, Quốc hội thông qua “Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996”. Luật này được gộp từ “Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987”, “Luật Đầu tư nước sửa đổi năm 1990”, “Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992” nhằm khắc phục các hạn chế của
các Luật trước và nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư hơn so với các nước trong khu vực. Nhằm thu hút vốn FDI phục vụ cho mục tiêu ưu tiên quan trọng như trồng rừng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản, các vùng kinh tế khó khăn... LĐTNN 1996 quy định, không thu tiền đất hoặc chỉ thu tượng trưng với các dự án đầu tư vào các khu vực trên. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn được miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm.
Trước đây. các NĐTNN được hoàn lại toàn bộ thuế. Nhận ra điều này không có lợi cho nền kinh tế nước nhà. LĐTNN 1996 đã quy định, việc hoàn thuế tái đầu tư chỉ áp dụng với các dự án thuộc các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Luật này cũng đã cho phép DNNN được mở chi nhánh và bổ sung thêm phương thức đầu tư xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT).
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LĐTNN năm 2000 đã đưa ra các quy định mới nhằm giảm thiểu rủi ro. khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với LĐTNN 1996. LĐTNN sửa đổi năm 2000 đã cho phép các DNNN được mua ngoại tệ để đáp ứng giao dịch, cho phép các DNNN mở tài khoản tải ngân hàng nước ngoài, được sử dụng các tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất để vay vốn. Ngoài ra Luật cũng bổ sung thêm một số ưu đãi về thuế để tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. như: miễn thuế nhập khẩu với các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu.. trong nước chưa sản xuất được, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng được giảm từ các mức 5%, 7%, 10% xuống 3%. 5%. 7%. Đồng thời, các DNNN 100% vốn nước ngoài cũng được chuyển lỗ sang năm sau và khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm (trước đây quy định này chỉ dành cho doanh nghiệp liên doanh).
Năm 2005. Quốc hội ban hành Luật Đầu tư 2005. thay thế LĐTNN và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư được phép cân nhắc giữa điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam để lựa chọn quy định có lợi nhất cho mình. Ngoài ra. các nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
Luật đầu tư 2014 ra đời và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 chỉ bắt buộc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên phải xin Giấy chứng nhận đầu tư (trước đây tất cả các dự án đều phải xin). Thời hạn cấp giấy cũng được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 5 ngày.
Nhìn chung, các văn bản pháp luật thay đổi khá nhiều, tuy nhiên thay đổi theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp FDI nên vẫn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nhân tố tạo điều kiện đầu tư: + Khuyến khích đầu tư:
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp FDI được khá nhiều ưu đãi khi đầu tư tại Việt Nam. Về đất đai, các doanh nghiệp FDI được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, thời gian hưởng ưu đãi phụ thuộc vào từng dự án: 3 năm đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, 7 năm với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 11 năm với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 15 năm với dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Với các dự án nông nghiệp, các dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư, ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi lần lượt như sau: miễn tiền sử dụng đất, giảm 70% tiền sử dụng đất, giảm 50% tiền sử dụng đất. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được áp dụng với các dự án đủ điều kiện, thời gian miễn thuế lên đến 4 năm và giảm 50% lên tới 9 năm. Ngoài ra các doanh nghiệp FDI cũng được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu và chuyển lỗ lên tới 5 năm.
+ Chi phí không chính thức
Theo báo cáo PCI năm 2017, chi phí không chính thức là một trong những trở ngại của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Mỹ và OECD bởi họ đã phải kí hiệp định chống tham nhũng. Nếu hành vi tham nhũng tại Việt Nam bị phát hiện, các nhà đầu tư này sẽ phải chịu trách nhiệm
pháp lý với nước sở tại. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng này khá phổ biến, trở thành “luật bất thành văn”.
Bảng 2.4: Tỉ lệ chi trả chi phí không chính thức trong các hoạt động của các doanh nghiệp FDI từ năm 2010 đến năm 2017.
nhiễu trong hoạt động thanh, kiểm tra (%) Tỉ lệ trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan (%) 64,9 52,9 56,2 58,6 66,2 66,5 56,4 53,0
Trong thời gian qua, tình trạng này có xu hướng giảm. Tỉ lệ các doanh nghiệp FDI phải chịu sự đòi hỏi chi phí không chính thức năm 2015 là 59%, giảm xuống còn 50% trong năm tiếp theo và đến năm 2017 chỉ còn 45%. Với các doanh nghiệp này, thương mại quốc tế rất phổ biến, việc thông quan rất quan trọng. Biết được điều này nên nhiều cán bộ gây nhũng nhiễu khiến các doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan. Tỉ lệ này khá cao, trong 8 năm gần đây luôn lớn hơn 50%, tức là rất nhiều các doanh nghiệp FDI cần sử dụng chi phí không chính thức để việc thông quan được dễ dàng hơn. Trong 8 năm gần đây, năm 2015 tỉ lệ trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan chiếm tới 66,5%, và giảm dần đến năm 2017 còn 53%. Ngoài ra, trong năm 2017, chỉ có 31,3% doanh nghiệp FDI không phải trả chi phí không chính thức và có 2,6% phải dùng hơn 10% doanh thu chỉ để chi trả cho chi phí không chính thức. Đây thực sự là vấn đề đáng quan ngại và cần giải quyết triệt để để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn.
Về thủ tục hành chính, có tới 45,5% doanh nghiệp FDI phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục hành chính và chỉ có 46,7% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ
hành chính là đơn giản. Tỉ lệ này khá lớn, phản ánh thủ tục hành chính của nước ta khá phức tạp, tốn thời gian.
- Các nhân tố về kinh tế + về lao động
Việt Nam có dân số khá đông. Theo Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình (Bộ y tế), dân số Việt Nam năm 2017 đứng thứ 14 trên thế giới với 93,7 triệu dân. Với số lượng dân lớn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ cao. Vì vậy, Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà đầu tư cần tìm kiếm thị trường.
Mức lương thấp luôn là một trong những lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút FDI. Theo phân loại của World Bank, phân loại thu nhập theo GNI bình quân đầu
người với mức thu nhập thấp là dưới 1025 đô la, trung bình thấp là 1026 - 4035 đô la.
Hình 2.3: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2017
GNI bình quân đầu người giai đoạn 1996 - 2017
Nguồn: World Bank
Trong giai đoạn 1996 - 2009, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người thấp. Đến năm 2010, GNI đầu người mới đạt được mức 1250 đô la, đủ điều kiện để lọt vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy đã được cải thiện lên mức 2160 đô la vào năm 2017 nhưng thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Mặt khác, theo báo cáo PCI, hơn 80% các doanh nghiệp FDI cho rằng tuyển công nhân dễ/rất dễ. Do đó, nguồn nhân lực nước ta trở thành nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với những ngành không cần nhân công chất lượng cao.
+ về tăng trưởng kinh tế
Hình 2.4. Tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2017
Tăng trưởng GDP 1996 - 2017
10.00 9.34
■ Tăng trưởng GDP (%)
Nguồn: World Bank
Nhìn chung, từ năm 1996 đến 2017, tăng trưởng GDP của nước ta khá ổn định.
Tốc độ tăng trưởng chỉ bị chững lại sau những lần khủng hoảng của châu Á (giai đoạn
1997 - 1999), khủng hoảng kinh tế thế giới (giai đoạn 2008 - 2012), sau đó nhanh chóng lấy lại đà tăng.
+ về độ mở của nền kinh tế
Việt Nam có độ mở cửa nền kinh tế khá lớn. Đến năm 2017 tỉ trọng xuất nhập
khẩu chiếm 200,38% GDP. Đây là thành quả của chủ trương đổi mới. Nếu như ban đầu Thái Lan, Indonesia chỉ cho người nước ngoài đầu tư 49% vào doanh nghiệp để không bị nắm quyền kiểm soát thì Việt Nam đã mở cửa chấp nhận các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Việt Nam hiện tại đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức
hợp tác kinh tế Á - Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương),