Tính lũy kế tới ngày 31/12/2017, tại Việt Nam, đã có tới 18 ngành kinh tế được nguồn vốn FDI tiếp cận:
Hình 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế và theo số dự án
SỐ dự án FDI 2017
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, 511, Chuyên môn, khoa học
và công nghệ, 2478,10% Bat động sản, 639, 3%
Thongtin và truyền thông, 1653, 7%
CN chế biến, chê tạo, 12460, 50% Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa, 2805, 11% DV lưu trú và ăn uống, 644, 3%
Vận tải, kho bãi, 666, 3%
Xây dựng, 1481, 6%
■ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ■ Khai khoáng
■ CN chế biến, chế tạo ■ sx và PP điện, khí đốt...
■ Cung cấp nước; quản lý chất thải ■ Xây dựng
■ Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa
■ Vận tẳi, kho bãi ■ DV lưu trú và ăn uống ■ Thông tin và truyền thông ■ Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
■ Bất động sản
■ Chuyên môn, khoa học và công nghệ ■ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ ■ Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ■ Nghệ thuật, vui chơi và giải trí ■ Hoạt động dịch vụ khác
Nguồn: Tổng cục Thống kê, tính toán của tác giả.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm chủ đạo trong cơ cấu kinh tế với 12460 dự án trong tổng số 24803 dự án (chiếm 50,25%). Tiếp đó là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với 2805 dự án, chiếm 11,31%. Có thể nói đa số các dự án FDI tập trung vào những ngành không yêu cầu nhiều về chất lượng nhân lực. Ngoài ra, các ngành khác cũng chiếm phần lớn trong tỉ trọng số dự án FDI tính đến 2017 là: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (2478 dự án, chiếm 9,99%), Thông tin và truyền thông (1653 dự án, chiếm 6,66%), Xây dựng (1481 dự án, chiếm 5,97%), Vận tải, kho bãi (666 dự án, chiếm 2,69%), Dịch vụ lưu trú và ăn uống ( 644 dự án, chiếm 2,60%), Hoạt động kinh doanh
bất động sản (639 dự án, chiếm 2,58%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (511 dự án, chiếm 2,06%).
Tuy nhiên, thứ tự xếp hạng vốn đăng kí khá khác biệt so với số dự án:
Khai khoáng 4876 1.53%
Vận tải, kho bãi 4646.7 1.45%
Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ TỔNG SỐ 24803 100.00% 319613. 1 100.00% Hàn Quốc 6549 26.40% 57861.7 18.10% Nhật Bản 3607 14.54% 49307.3 15.43% Đài Loan 2534 10.22% 30867.2 9.66% Xin-ga-po 1973 7.95% 42540.7 13.31% CHND Trung Hoa 1817 7.33% 12023 3.76% Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 1284 5.18% 17933.5 5.61% Hoa Kỳ 861 3.47% 9894.1 3.10%
Quần đảo Virgin thuộc Anh 744 3.00% 22535.2 7.05%
Ma-lai-xi-a 572 2.31% 12274.9 3.84%
Pháp 513 2.07% 2786.6 0.87%
Thái Lan 489 1.97% 9288.7 2.91%
Ôx-trây-li-a 410 1.65% 1808.7 0.57%
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
Nếu xét theo vốn đăng kí, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn được đứng hạng 1 với tổng vốn đăng kí 186514,2 triệu đô, chiếm 58,36%. Tiếp đó là ngành kinh doanh bất động sản. Do đặc thù cần số vốn lớn nên số dự án chỉ chiếm 3% nhưng vốn đăng kí xếp thứ 2 với 53226 triệu đô, chiếm 16,65%. Tương tự với đặc thù trên, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chỉ chiếm 0,46% số dự án nhưng lại chiếm tới 6,51% tổng vốn đăng kí với 20820,9 triệu đô. Sau đó là dịch vụ lưu trữ và ăn uống (12004,2 triệu đô, chiếm 3,76%), xây dựng (10846,5 triệu đô, chiếm 3,39%). Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và động cơ khác xếp thứ 2 trong xếp hạng số dự án nhưng chỉ đứng thứ 6 khi xét tổng vốn đăng kí (6200 triệu đô và chỉ chiếm 1,94%).