6. Kết cấu khóa luận
2.2.3. Phương pháp thẩmđịnh giá
Trong quá trình tiến hành thẩm định giá MMTB, việc chọn ra một phương pháp thẩm định giá phù hợp là việc không thể thiếu. IVC với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản, với TĐG máy thiết bị có ba phương pháp mà Công ty sử dụng là so sánh, chi phí, thu nhập và áp dụng theo “Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam”.
Dựa vào đối tượng, mục đích định giá và các tài liệu liên quan thu thập được công ty sẽ đưa ra được phương pháp phù hợp. Phương pháp so sánh và chi phí là hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong định giá MMTB và phương pháp thu nhập hầu như không dùng vì MMTB có những đặc điểm riêng khác với bất động sản, tài sản khác như về khấu hao (sự hao mòn của tài sản sau một thời gian sử dụng). Hơn nữa tính thu nhập từ MMTB không ổn định vì trong thời gian hoạt động MMTB có thể bị hỏng, trục trặc dẫn đến việc mất khá nhiều thời gian để sửa chữa, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tần suất sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Năm 2017 2018 2019
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
*Phương pháp so sánh
Theo TĐGVN 08: “Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường trong điều kiện thương mại bình thường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của tài sản.
Trong đó:
- Tài sản tương tự là tài sản cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá về các đặc trưng cơ bản như mục đích sử dụng, đặc điểm kinh
tế - kỹ
thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ
yếu, chất
lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp
lý,...
- Tài sản so sánh là tài sản tương tự có giao dịch, mua bán trên thị trường được lựa chọn để phân tích, so sánh và điều chỉnh lại mức giá dựa trên những
yếu tố
so sánh được với tài sản thẩm định giá.
Các yếu tố so sánh là các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến giá trị của tài sản TĐG gồm: cấu tạo máy móc thiết bị, công suất, năng suất, kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ cao mớn nước,...), model, mức tiêu hao nhiên liệu, nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, bảo hành, mức độ sẵn có của các linh kiện thay thế,... Đối với phương tiện vận tải cần chú ý thêm các thông số như trọng tải, trang thiết bị kèm theo, tiện nghi nội thất,...”
Phương pháp chi phí
Theo TĐGVN 09: “Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá trị thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định
SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp K19CLCTCA
Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng
nên cách tiếp cận được áp dụng cách tiếp cận từ chi phí và phương pháp chi phí thay thế để tính giá trị cho tài sản cần thẩm định.