Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 35)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

1.2.6.1. Các nhân tố bên trong a) Lực lượng lao động

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực

tiếp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cần thấy rằng, thứ nhất, máy móc dù tối tân đến đâu cũng là do con người

chế tạo ra. Nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các máy móc thiết bị đó. Thứ hai, máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp

Cũng chính nhờ những người lao động đã sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy

móc thiết bị, nguyên vật liệu...) nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh.

b) Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự hoàn

thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng

suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, công nghệ kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị kỹ thuật còn yếu kém. Đồng thời, việc quản trị, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng không được chú trọng nên nhiều doanh nghiệp không sử dụng và phát huy hết năng lực sản xuất hiện có của mình. Vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung ở các doanh nghiệp này là rất thấp, thậm chí không có hiệu

quả.

Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, ... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh của mình.

c) Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất

lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự

thành công, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.

Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các

lợi thế về chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng đảm bảo cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào nhãn quan

và khả năng quản trị của các nhà quản trị.

Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bổ các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động này cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi kỳ.

Với phẩm chất và tài năng của mình, đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các

nhà quản trị cao cấp có vai trò quan trọng bậc nhất, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân, và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.

d) Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin của doanh nghiệp

Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường, người

mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung- cầu hàng hoá, giá cả... Không những thế, doanh nghiệp rất cần hiểu biết về các thành tựu và những thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các chính sách kinh tế của nhà nước và các quốc

gia khác có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp.

Thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định các chương trình kinh doanh ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin, không thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời thì doanh nghiệp dễ đi đến thất bại.

Trong kinh doanh nếu biết mình biết người, nắm được thông tin về đối thủ cạnh

tranh... thì doanh nghiệp mới có những biện pháp thích hợp để giành thắng lợi trong kinh doanh và thu lợi nhuận cao bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

1.2.6.2. Các nhân tố bên ngoài a) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, ... Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các

doanh nghiệp. Một môi trường pháp lí lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.

Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Sự nghiêm minh của pháp luật sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực trong môi trường

kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ luật pháp. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp

lao vào con đường làm ăn bất chính, trốn lậu thuế, ... sẽ làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Trong môi trường này, nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực của từng doanh nghiệp quyết định, mà phụ thuộc vào các nhân tố khác, dẫn đến những thiệt hại lớn về kinh tế, làm xói mòn đạo đức xã hội.

b) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước cần

hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, quản lý tốt doanh nghiệp nhà nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử

giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác, đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng,... đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

c) Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, ... cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo, ... đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh,

... và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng

yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hóa, ... các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng mặc dù sản phẩm làm ra rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận

lợi nên vẫn không thể tiêu thụ được và do đó hiệu quả kinh doanh vẫn thấp.

Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ

lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN PHẦN 1

Thông qua việc tìm hiểu một số bài báo được đăng trên tạp chí điện tử Tài Chính

và các khóa luận của tác giả trường Học Viện Ngân Hàng về hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp, khóa luận đã chỉ ra các khoảng trống trong phân tích để từ đó hoàn thiện hơn phần phân tích của mình. Bên cạnh đó, trong phần tổng quan nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của khóa luận này có đề cập đến khái niệm hiệu quả kinh doanh, bản chất của hiệu quả kinh doanh, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, không những vậy khóa luận còn đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu cần phân tích nhằm phản ánh hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, khóa luận có đưa ra hệ thống tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đề cập đến một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng

trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của CTCP Dược TW Mediplantex giai đoạn 2017- 2019 và đề ra một số giải pháp cho những năm tới.

PHẦN 2: SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w