Sự thay đổi tài sản vốn CTCP Dược TWMediplantex trong giai đoạn

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 52)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2.1. Sự thay đổi tài sản vốn CTCP Dược TWMediplantex trong giai đoạn

giai đoạn 2017-2019

3.2.1. Sự thay đổi tài sản- vốn CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn2017- 2019 2017- 2019

Tài sản- vốn là 2 yếu tố quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp thương mại.

Phân tích sự thay đổi cơ cấu tài sản- vốn cho thấy sự thay đổi quy mô doanh nghiệp qua các năm. Bên cạnh đó, sự thay đổi này cũng phản ánh việc doanh nghiệp đang sử

dụng nguồn vốn của mình như thế nào, đồng thời cũng cho thấy mức rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

3.2.1.1. Sự thay đỗi tài sản CTCP Dược TWMediplantex trong giai đoạn 2017- 2019

Trong giai đoạn 2017- 2019 có thể thấy rằng, tình hình tài chính của công ty khá ổn định, tuy có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2018 song đến năm 2019 đã có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh.

Năm 2018 tài sản giảm 21,627,212,095 đồng so với năm 2017 (giảm 3.92%). Đến năm 2019, tài sản của doanh nghiệp đã tăng trở lại, cụ thể tăng 39,643,218,735 đồng (tăng 7.49%). Sự biến động cơ cấu TS của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017- 2019 được phản ánh trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi cơ cẩu tài sản của CTCP Dược TWMediplantex trong giai đoạn 2017- 2019

thể thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có sự biến động rõ rệt qua các năm,

doanh nghiệp đang giảm dần tỷ trọng TSNH và tăng dần tỷ trọng của các TSDH. Năm 2017, tỷ trọng TSNH là 87.72% nhưng đến năm 2018 đã giảm còn 87.37% và đến năm 2019 có sự giảm mạnh về tỷ trọng TSNH còn 82.16%. Trong khi đó, TSDH có xu hướng ngày càng tăng lên, vào thời điểm năm 2017 tỷ trọng TSDH là 12.28% sau đó đến năm 2018 đã tăng lên thành 12,63% và đến năm 2019 có sự tăng mạnh 5.21% so với năm 2018 lên thành 17.84%.

Xu hướng tăng dần tỷ trọng TSDH là phù hợp với tình hình hiện tại, khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với doanh nghiệp trong

nước mà còn với cả các đối thủ nước ngoài, chính vì vậy việc đầu tư cho TSDH sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình.

Để nhìn nhận rõ nét về sự biến động cơ cấu TS, cần đi sâu vào phân tích sự biến

động TSDH và TSNH. Số liệu về sự biến động của TS tính toán được từ BCTC của CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn 2017- 2019 được phản ánh ở bảng dưới

đây:

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 025,000,000,00 - - 25,000,000,000 - 3. Khoản phải thu____________ 279,680,642,029 251,153,854,755 266,059,428,219 -28,526,787,274 -10.20% 14,905,573,464 5.93% 4. Hàng tồn kho 186,910,421,836 203,177,350,26 5 132,473,591,826 16,266,928,429 8.70% -70,703,758,439 -34.80% B - TSDH 67,681,367,4 88 66,876,102,150 101,500,585,018 -805,265,338 -1.19% 34,624,482,868 %51.77 1. TSCĐ hữu hình___________ 53,024,602,523 54,795,483,890 53,921,800,51 2 1,770,881,367 3.34% -873,683,378 -1.59% 2. TSCĐ vô hình 452,561,404 408,765,136 364,968,868 -43,796,268 -9.68% -43,796,268 -10.71% 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang___________ 671,600,745 3,565,296,112 -671,600,745 -100% 3,565,296,112 4. Chi phí trả trước dài hạn 9,692,602,816 11,531,853,124 35,064,339,52 6 1,839,250,308 18.98% 23,532,486,402 204.07% Tổng tài sản 551,050,476,412 529,423,264,31 7 569,066,483,052 -21,627,212,095 -3.92% 39,643,218,735 7.49%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp qua BCTC của công ty)

Sự thay đổi của TS của doanh nghiệp qua các năm xuất phát từ các nguyên nhân

sau đây:

- Tiền và khoản tương đương tiền

Năm 2018 tiền và tương đương tiền giảm 9,374,555,536 đồng so với năm 2017 (giảm 59.70%), đến năm 2019 tiền và khoản tương đương tiền tăng đột biến 36,636,255,812 đồng (tăng 579.02%). Nguyên nhân của sự thay đổi này là do:

Năm 2018, việc dự trữ tiền mặt và cả tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đều sụt giảm, cụ thể tiền mặt giảm giảm 51.67% so với 2017, tiền gửi ngân hàng giảm giảm 60,04% so với 2017, sự sụt giảm mạnh mẽ này có thể là do doanh nghiệp đang tiến hành các hoạt động đầu tư, mua sắm TSCĐ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm do TSCĐ của doanh nghiệp giai đoạn này tăng.

Năm 2019 khoản tiền gửi ngân hàng tăng 13,867,289,882 đồng (tăng 230.14%) so với năm 2018, bên cạnh đó khoản tương đương tiền tăng 25,000,000,000 đồng cũng khiến cho tiền và tương đương tiền năm 2019 của doanh nghiệp tăng đột biến. Nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp hoàn thành nhiều hợp đồng bán hàng cho

đối tác và có thể do doanh nghiệp tăng dự trữ tiền để thanh toán các khoản nợ sắp đến

hạn.

- Khoản phải thu

Các khoản phải thu giai đoạn này chiếm tỷ trọng tương đối lớn (trên 45% - 51 %) trong tổng TS. Năm 2018, khoản phải thu giảm 28,526,787,274 đồng (giảm 10.20%) so với năm 2017. Năm 2019, khoản phải thu tăng 14,905,573,464 đồng so với năm 2018 (tăng 5.93%). Có thể thấy rằng năm 2018 công ty đã tăng cường công tác kiểm soát các khoản nợ của các đối tác làm cho KPT có chiều hướng giảm so với năm 2017, giảm nguồn vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng.

Đến năm 2019, khoản phải thu lại tăng, thêm vào đó HTK của doanh nghiệp cũng giảm mạnh, có thể giai đoạn này doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng

mở rộng nhằm giải phóng HTK, tuy vậy doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản lý khoản nợ tránh gia tăng các khoản nợ xấu.

Năm 2018, Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng 16,266,928,429 đồng tương ứng với mức tăng 8.70% so với năm 2017. Sự tăng của HTK của doanh nghiệp năm 2018 đến từ sự tăng lên của nguyên liệu, vật liệu (tăng 43.13% so với năm 2018). Công ty tiếp tục mua nguyên liệu vật liệu do có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, các đối tác cung cấp là những bạn hàng lâu năm, có uy tín, luôn cam kết cung cấp với giá tốt nhất. Bên cạnh đó, do được các bạn hàng hỗ trợ thanh toán trả chậm nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua nguyên vật liệu để đảm bảo cho hoạt động sản

xuất kinh doanh diễn ra ổn định. Tuy nhiên nếu HTK tăng lên sẽ khiến cho doanh nghiệp phải tốn chi phí bảo quản, làm cho vòng quay HTK tăng lên, vốn bị ứ đọng.

Năm 2019, hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 70,703,758,439 đồng tương ứng mức giảm 34.80% có thể do doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng để giải phóng HTK (do khoản phải thu năm 2019 tăng so với 2018).

- Tài sản cố định

TSCĐ hữu hình năm 2018 tăng 1,770,881,367 đồng so với năm 2017 tương ứng

mức tăng 3.34%. Năm 2019 TSCĐ hữu hình giảm nhẹ 873,683,378 đồng so với năm 2018 (giảm 1.59%). Trong giai đoạn này, doanh nghiệp liên tục tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, xây dựng nhà xưởng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

TSCĐ vô hình có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2018 giảm 43,796,268 đồng so với 2017 (giảm 9.68%), năm 2019 giảm 43,796,268 đồng so với năm 2018 (giảm 10.71%). Như vậy, từ 2017- 2019 doanh nghiệp không đầu tư mua sắm TSCĐ vô hình mà sử dụng những tài sản hiện có, thay vào đó chú trọng đầu tư TSCĐ hữu hình nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018 với 2017 Chênh lệch 2019 với 2018

- Chi phí xây dựng dở dang

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2017 là 671,600,745 đồng do trong năm 2017 doanh nghiệp thực hiện các dự án xây dựng cơ bản như: công trình tầng 3 nhà A tại 356 Giải phóng. Năm 2018 không phát sinh chi phí nên chi phí xây dựng cơ bản dở

dang giảm 671,600,745 đồng so với năm 2017.

Năm 2019, doanh nghiệp tiến hành đầu tư sửa chữa, cải tạo xưởng sản xuất thành

phẩm, nhà máy dược số 2 và nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn GMP- EU nên làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 3,565,296,112 đồng so với năm 2018. Giai đoạn 2017- 2019 tuy rằng còn nhiều thách thức song doanh nghiệp vẫn cố gắng nỗ lực hết mình nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh của mình.

- Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn có xu hướng tăng qua từng giai đoạn. Năm 2018, tăng 1,839,250,308 đồng (tăng 18.98%). Năm 2019 tăng mạnh 23,532,486,402 đồng (tăng 204.07%) so với năm 2019. Sự gia tăng này phần lớn là do sự tăng lên của tiền thuê đất để phục vụ các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.2.1.2. Sự thay đổi nguồn vốn của CTCP Dược TWMediplantex 2017- 2019

Số liệu về sự biến động của nguồn vốn được tính toán được từ BCTC của CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn 2017- 2019 được phản ánh ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Tình hình biến động nguồn vốn của CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn 2017- 2019

Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối(%) Tuyệt đối (VNĐ) đối (%)Tương C- Nợ phải trả 404,236,715,95 2 384,176,270,065 400,101,008,969 -20,060,445,887 -4.96% 15,924,738,904 4.15% I. Nợ ngắn hạn 404,236,715,952 382,304,538,565 398,939,677,469 -21,932,177,387 -5.43% 16,635,138,904 4.35% 1. Phải trả người bán 224,770,052,910 191,355,761,337 141,200,533,786 -33,414,291,573 -14.87% -50,155,227,551 -26.21% 2. Phải trả ngắn hạn khác 111,886,361,32 18,098,336,979 117,832,414,221 6,211,975,658 52.26% 99,734,077,242 551.07% 3. Vay nợ thuê tài chính ngắn

hạn 294,804,168,64 122,326,872,729 94,439,625,621 27,522,704,087 29.03% -27,887,247,108 -22.80% II. Nợ dài hạn - 1,871,731,500 1,161,331,500 1,871,731,500 -710,400,000 -37.95% D - VCSH 146,813,760,46 0 145,246,994,25 2 168,965,474,083 -1,566,766,208 -1.07% 23,718,479,831 16.33% I. VCSH 146,511,144,825 145,168,526,881 168,907,140,756 -1,342,617,944 -0.92% 23,738,613,875 16.35% 1. Quỹ đầu tư phát triển 9,782,414,151 9,782,414,151 39,782,414,151 - 0.00% 30,000,000,000 306.67% 2. LNST chưa phân phối 444,502,580,67 43,159,962,730 36,898,576,605 -1,342,617,944 -3.02% -6,261,386,125 -14.51% II. Nguồn kinh phí , quỹ khác 302,615,635 78,467,371 58,333,327 -224,148,264 -74.07% -20,134,044 -25.66%

(Nguồn: Tính toán từ BCTC công ty giai đoạn 2017 - 2019)

- Nợ phải trả

Nợ phải trả giai đoạn 2017- 2019 nhìn chung không có sự thay đổi quá nhiều. Năm 2018 nợ phải trả giảm 20,060,445,887 đồng so với năm 2017 (giảm 4.96%). Năm 2019 nợ phải trả tăng 15,924,738,904 đồng so với năm 2018 (tăng 4.15%). Sự thay đổi của nợ phải trả trong giai đoạn này xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Năm 2018, nợ ngắn hạn giảm 21,932,177,387 đồng (giảm 5.43%) so với năm 2017. Trong năm 2018, hầu hết các khoản mục thuộc nợ phải trả đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên các khoản phải trả ngắn hạn khác và khoản vay nợ thuê tài chính giai đoạn này có xu hướng tăng mạnh, lần lượt là 52.26% và 29.03%. Sự tăng đột biến của khoản mục phải trả ngắn hạn do phát sinh khoản tiền đặt cọc theo hợp đồng thực hiện dự án 356- 358 đường Giải Phóng, Hà Nội. Bên cạnh đó, vì trong giai đoạn

này doanh nghiệp gia tăng vay nợ để bổ sung vốn lưu động nên làm khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng.

Không những thế, năm 2018 phát sinh khoản nợ dài hạn là 1,031,018,931 đồng mà trước đó năm 2017 chưa hề phát sinh do doanh nghiệp vay nhằm thanh toán khoản

chi phí đầu tư dự án phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2019, nợ ngắn hạn tăng 16,635,138,904 đồng so với năm 2018 (tăng 4.35%). Nguyên nhân chính là do khoản phải trả ngắn hạn khác tăng đột biến mức tăng 99,734,077,242 đồng (tăng 551.07%). Điều này có nguyên nhân là do năm 2019

phát sinh khoản thanh toán theo tiến độ hợp đồng thực hiện dự án đầu tư tại 356- 358

đường Giải Phóng, Hà Nội.

Năm 2019, nợ dài hạn giảm 710,400,000 đồng (giảm 37.95%) do năm 2019 doanh nghiệp tiến hành chi trả 1 phần khoản nợ, vay từ năm 2018 để phục vụ cho mục đích thanh toán khoản chi phí đầu tư dự án đầu tư máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w