Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của TS

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 85)

6. Kết cấu của khóa luận

3.4.1. Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của TS

Như đã đánh giá ở trên, hiện nay các tỷ số tài chính phản ánh năng lực hoạt động của TS của công ty trong giai đoạn 2017- 2019 ở mức thấp và giảm qua các năm, dưới đây là một số các giải pháp giúp công ty cải thiện tình hình này:

a) Tăng cường công tác giám sát các KPT, giảm nguồn vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng

Do hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty trong và ngoài nước, bên cạnh đó cầu về các sản phẩm của doanh nghiệp có chiều hướng giảm nên doanh nghiệp áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng để giải phóng HTK, tăng nhu cầu về các sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách nới lỏng

tín dụng thương mại có ưu điểm lớn là giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, làm tăng doanh thu nhưng nó cũng có nhược điểm đó là khiến cho doanh nghiệp ứ đọng vốn, nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất tăng lên. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây đó là làm sao để hài hòa được ưu điểm và hạn chế của chính sách nới lỏng tín dụng thương mại, để doanh nghiệp vừa có thể bán được hàng vừa làm giảm thiểu thời gian khách hàng chiếm dụng vốn.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình khung tiêu chuẩn cho phép những đối tượng nào được hỗ trợ thanh toán trả chậm, đối tượng nào cần thanh toán trước khi giao hàng. Bên cạnh đó, trước khi quyết định hỗ trợ thanh toán trả chậm cho các khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình tài chính, KNTT của các đối tác để có quyết định phù hợp. Hơn nữa, sau khi doanh nghiệp đã hỗ trợ thanh toán trả chậm cho khách hàng, trong hợp đồng mua bán, doanh nghiệp cần có các điều khoản cụ thể và rõ ràng về ngày thanh toán, số tiền phải thanh toán, mức phạt vi phạm, ... nếu khách hàng thanh toán chậm. Đặc biệt doanh nghiệp cần đưa ra mức phạt nghiêm khắc để làm cho các khách hàng thanh toán đúng hạn. Hơn nữa, khi gần ngày thanh toán, doanh nghiệp cần gửi các thông báo, đốc thúc đối tác thanh toán đúng hạn. Nếu trong trường hợp khách hàng không tuân thủ điều khoản hợp đồng hay nói cách khác khách hàng không thực hiện thanh toán đúng thời gian quy định thì tùy từng trường hợp doanh nghiệp có các biện pháp xử lý phù hợp, tránh làm mất quan hệ với đối tác nhưng cũng tránh tạo thêm khoản nợ xấu cho doanh nghiệp.

b) Đẩy nhanh công tác giải phóng HTK

Như đã đánh giá ở trên vòng quay HTK của doanh nghiệp năm 2018, năm 2019 có chiều hướng chậm hơn so với năm 2017. Vòng quay HTK giảm chứng tỏ thời gian HTK lưu lại trong kho dài hơn sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém thêm các chi phí lưu kho, bên cạnh đó dược phẩm là ngành có tính chất đặc thù nếu HTK lưu lại trong kho quá lâu có thể dẫn tới hư hỏng khiến doanh nghiệp tốn kém các chi phí tiêu hủy. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ HTK sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, từ đó hiệu quả kinh doanh được cải thiện.

Để HTK được quản lý chặt chẽ, yêu cầu đầu tiên đặt ra đó là doanh nghiệp cần có quyết định mức sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất và kế hoạch kinh doanh. Để có được điều này doanh nghiệp cần có những nghiên cứu về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm doanh nghiệp để xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp. Hơn nữa cần tìm hiểu xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới các sản phẩm dược hiện nay là gì để có sự điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó cần quan tâm đến các quy định của nhà nước đối với các sản phẩm dược. Không những vậy, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn trong việc gia tăng thị phần trong nước, tiếp cận thêm các thị trường nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm giúp HTK được luân chuyển nhanh hơn, giảm ứ đọng vốn.

c) Khai thác hiệu quả tiềm năng sinh lời của máy móc, thiết bị

Giai đoạn 2017-2019 tỷ trọng TSDH tăng qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên như các đánh giá ở trên hiệu suất sử dụng TSCĐ trong giai đoạn 2017- 2019 có chiều hướng giảm dần. Để có thể cải thiện hiệu suất sử dụng TSCĐ trong các năm tới doanh nghiệp cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tiến hành thống kê các TSCĐ hiện có, đối với các TSCĐ đã hư hỏng, công nghệ lạc hậu nên thực hiện thanh lý. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành đầu tư TSCĐ doanh nghiệp cần tính toán kỹ càng liệu TS có phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình hay không, sau đó cần xem xét đến việc đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn từ đâu, do TSCĐ thường có giá trị rất lớn, việc đầu tư không phù hợp sẽ gây ra tốn kém, có thể làm doanh nghiệp phá sản.

Thứ hai, sau khi đã tiến hành đầu tư TSCĐ, cần quan tâm đến công tác bảo dưỡng định kỳ nhằm giúp cho máy móc, thiết bị làm việc ổn định, hiệu quả. Không những thế, doanh nghiệp cần quan tâm đến mức độ hao mòn của máy móc qua các năm để có các biện pháp nâng cấp, sửa chữa lớn phù hợp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các nhân viên điều hành để máy móc thiết bị vận hành hiệu quả.

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w