Giải pháp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 85 - 94)

6. Kết cấu của khóa luận

3.4.3. Giải pháp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí

3.4.3.1. Giải pháp thu hút khách hàng, tăng doanh thu

Nhìn chung trong giai đoạn 2017- 2019 do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp giảm nên buộc doanh nghiệp phải giảm giá bán làm cho doanh thu bán hàng ở cả 3 năm đều có mức tăng trưởng âm. Do vậy, muốn cải thiện hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuốc. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu từ cuối năm 2017, đến nay, doanh nghiệp cũng đã có những mối quan hệ đối tác tốt đẹp, các sản phẩm thuốc của doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng do vậy doanh nghiệp cũng có thể đẩy mạnh hoạt động này bằng cách kết hợp thêm với các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài theo nguyên tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, bên cạnh đó thường xuyên cập nhật các xu hướng tiêu dùng dược phẩm, từ đó phát triển, mở rộng các mặt hàng kinh doanh của công ty.

Thứ ba, tăng mức độ nhận biết các sản phẩm của doanh nghiệp bằng các biện pháp như: tăng cường công tác quảng cáo các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp như: hoạt huyết dưỡng não Cerecaps, thuốc Mediphylamin hoặc tổ chức tặng quà cho các bệnh viện.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư, phát triển các mặt công tác quản lý chất lượng, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Thứ năm, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng lớn, bên cạnh đó doanh nghiệp cần nâng cao năng lực của đội ngũ cộng tác viên bán hàng nhằm đưa ra những tư vấn hiệu quả để khách hàng tin tưởng và lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp.

Thứ sáu, quan trọng nhất đó là doanh nghiệp cần tạo sự tín nhiệm, uy tín đối với khách hàng. Chỉ có sự tin dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp mới là cái cốt lõi giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài và hoạt động kinh doanh được hiệu quả.

3.4.3.2. Giải pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá bán với chất lượng sản phẩm được đảm bảo

- Giá vốn hàng bán

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh nhưng với chất lượng sản phẩm tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để có thể tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất, nguồn cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng thuốc dược liệu còn phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Tuy hiện nay, doanh nghiệp đã có vùng tự trồng nguyên liệu trong nước tại Hòa Bình, nhưng phần tự nuôi trồng này còn khá hạn chế. Do vậy, để giảm việc phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài, trong các năm tới doanh nghiệp có thể xây dựng các vùng tự nuôi trồng. Bên cạnh đó, trong

khâu thu mua nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, tránh mất mát. Không những vậy, doanh nghiệp cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu mới phù hợp với tình hình sản xuất.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý sản xuất nhằm giảm số lượng sản phẩm hỏng, thực hiện biện pháp quy trách nhiệm khi xảy ra sản phẩm hỏng.

- Chi phí bán hàng

Trong giai đoạn 2017- 2018, doanh nghiệp đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí bán hàng bằng cách cắt giảm lượng cộng tác viên bán hàng chuyển hướng các chính sách bán hàng sang các đại lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã cắt giảm các chi phí quảng cáo có chi phí cao nhưng hiệu quả thấp. Các chính sách này là bước đi hoàn toàn đúng đắn, doanh nghiệp cần áp dụng trong các năm tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể triển khai một số các biện pháp khác như:

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ chi phí thị trường, khuyến mại quảng cáo sao cho phù hợp với các quy định của nhà nước, tiết kiệm chi phí mà sản phẩm vẫn có thể đến được tay người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể đầu tư mạnh vào biện pháp quảng cáo thông qua Internet. Do sự phát triển của công nghệ, tỷ lệ người dùng Internet ở trong nước hiện nay là khoảng trên 65% (Thái Trang, 2019), bên cạnh đó việc quảng cáo thông qua Internet giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí thuê mặt bằng, không những vậy doanh nghiệp cũng có kênh tương tác hiệu quả với khách hàng, giữ vững thương hiệu, đón đầu xu thế tiêu dùng mới.

Thứ ba, đối với chi phí nhân viên, doanh nghiệp có thể chia ra làm 2 loại là: nhân viên cố định và nhân viên thời vụ. Tùy vào từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể có các chính sách phù hợp với từng đối tượng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Khoản mục này hiện nay đang có mức tăng do doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động mở rộng sản xuất nên số lượng nhân viên phục vụ cho hoạt động này tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể áp dụng một số các biện pháp sau đây nhằm tiết kiệm chi phí:

Trước hết, nên đề cao tính tiết kiệm, chống lãng phí đối với tất cả các nhân viên của công ty. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các chi phí quản lý như văn phòng phẩm, tiếp khách, điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, ... Để rõ ràng hơn, doanh nghiệp có thể xây dựng định mức rõ ràng đối với các loại chi phí. Có những chính sách khen thưởng đối với các phòng ban, cá nhân đã có những biện pháp giúp tiết kiệm chi phí. Không những vậy cần có mức phạt nghiêm khắc đối với các cá nhân, tập thể có biểu hiện lãng phí.

KẾT LUẬN PHẦN 3

Nhìn chung trong giai đoạn 2017- 2019 doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng kinh doanh. Tỷ trọng TSDH của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc khai thác chưa hiệu quả, khiến cho tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm qua các năm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về việc sử dụng nợ vay nhằm mục tiêu gia tăng thị phần. Tuy vậy, trong trường hợp có các khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp vẫn có khả năng chi trả.

Xét trên góc độ dòng tiền, thì khả năng tạo tiền từ HĐKD của doanh nghiệp đang ở mức tốt, tuy dòng tiền thuần HĐKD tăng giảm khác nhau qua các năm, nhưng vẫn dương. Trong giai đoạn này tuy DTT có giảm sút qua các năm do nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp giảm. Nhưng cũng ghi nhận những nỗ lực kiểm soát chi phí của doanh nghiệp khiến cho doanh thu thuần có mức giảm thấp hơn mức giảm của các loại chi phí giúp lợi nhuận dần được cải thiện hơn.

Để giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các năm tới cho công ty, khóa luận đóng góp một số giải pháp:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng TS bằng cách tăng cường kiểm soát KPT, đẩy nhanh tốc độ giải phóng HTK và cải thiện hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị

Thứ hai, cân bằng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nhằm gia tăng tỷ trọng VCSH chủ yếu bằng việc tăng LNST

Thứ ba, giải pháp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí kết hợp với đảm bảo chất lượng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh

KẾT LUẬN CHUNG

Bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế như hiện nay vừa tạo ra nhiều cơ hội để phát triển cho doanh nghiệp, tuy nhiên điều này cũng mang lại không ít các thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một mặt, việc hội nhập kinh tế giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường lớn trên thế giới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Mặt khác, điều này cũng mang đến nhiều khó khăn đến từ sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Để chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Mục đích của khóa luận nhằm phân tích hiệu quả kinh doanh của CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn 2017- 2019 và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trong các năm tới. Thông qua việc tìm hiểu một số các bài báo, khóa luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khóa luận đã chỉ ra các khoảng trống trong phân tích để từ đó hoàn thiện hơn phần phân tích của mình. Ngoài ra, khóa luận có đề cập đến khái niệm hiệu quả kinh doanh, bản chất của hiệu quả kinh doanh, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, không những vậy khóa luận còn đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu cần phân tích nhằm phản ánh hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, khóa luận có đưa ra hệ thống tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đề cập đến một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Từ cơ sở lý luận trên, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của CTCP Dược TW Mediplantex trong giai đoạn 2017- 2019. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng TSDH có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Doanh thu của doanh nghiệp giảm qua các năm chủ yếu là do nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp giảm sút, tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã quản lý chặt chẽ các khoản chi phí từ đó làm cho lợi nhuận đã được cải thiện qua các năm.

Từ việc đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua một số các tỷ số tài chính, có thể thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang chưa thực sự cao. Trong giai đoạn 2017- 2019, doanh nghiệp đã đạt được một số các kết quả như: hệ số KNTT lãi vay của doanh nghiệp hiện khá tốt, việc mất KNTT lãi vay cho các chủ nợ là thấp. Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm, tiền và tương đương tiền tuy giảm vào năm 2018 nhưng đã tăng mạnh vào năm 2019. Ngoài ra, trong giai đoạn 2017- 2019 khả năng tạo tiền từ HĐKD của doanh nghiệp hiện vẫn đang khá tốt, lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD luôn dương. Không những vậy, trong giai đoạn này cũng ghi nhận nhiều nỗ lực của doanh nghiệp trong việc quản lý tốt chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán. Hơn nữa, doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm hơn đến công tác quản lý các KPT của các đối tác. Đặc biệt, tỷ số lợi nhuận VCSH trong giai đoạn này cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành dược.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, giai đoạn 2017- 2019 doanh nghiệp vẫn tồn tại một số các hạn chế như: khai thác chưa hiệu quả tiềm năng sinh lời của TS, ngoài ra, các tỷ số đánh giá về KNTT ngắn hạn của doanh nghiệp hiện đang thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành dược. Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn đang ở ngưỡng khá cao (trên 70%), nên rủi ro tài chính của doanh nghiệp vẫn cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hiện đang chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp vì khoản mục này có xu hướng tăng nhưng doanh thu thuần của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm tới, khóa luận có đưa ra một số các giải pháp tài chính nhằm giải quyết các hạn chế đang tồn tại trong doanh nghiệp như: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TS, giải pháp nhằm cân bằng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, các giải pháp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chứng khoán Tân Việt (2019), So sánh ngành, truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2020, từ https://finance.tvsi.com.vn/tools/CompareIndustry.

2. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2018), Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, Hà Nội

3. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2019), Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, Hà Nội

4. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2020), Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, Hà Nội

5. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2019), Báo cáo thường niên năm 2018,

Hà Nội

6. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2020), Báo cáo thường niên năm 2019,

Hà Nội.

7. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2020), Bản cáo bạch năm 2019, Hà Nội.

8. Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex (2020), Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, Hà Nội

9. Đỗ Phương Thảo & Đàm Thị Thanh Huyền (2019), Bàn về Tác động của cấu trúc vốn tới hiệu quả kinh doanh, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020, từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ban-ve-tac-dong-cua-cau-truc- von-toi-hieu-qua-kinh-doanh-310075.html.

10. Lê Thị Xuân (2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học Viện Ngân Hàng, NXB Bách Khoa Hà Nội

11. Lê Thị Xuân (2016), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Học Viện Ngân Hàng, NXB Lao Động.

12. Nguyễn Thành Độ (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

13. Nguyễn Thị Châm (2019), Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn H- Diamond Vina, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020 từ http://hvnh.lib247.vn/.

14. Nguyễn Xuân Hồng Hạnh (2018), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ Thiên Sơn, truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020 từ http://hvnh.lib247.vn/.

15. Phạm Thị Tuyết Nhung & Cảnh Chí Hoàng (2019), Giải pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Novaglory truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020, từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-nang-cao- hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-cua-cong-ty-tnhh-novaglory-302232.html. 16. Thái Trang (2019), Người Việt sử dụng Internet, thiết bị điện tử, mạng xã hội

nhiều như thế nào, truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020, từ liên kết

https://cafef.vn/infographic -nguoi-viet- su- dung-internet-thiet-bi-dien-tu-mang- xa-hoi-nhieu-nhu-the-nao-20190513160953942.chn.

PHỤ LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của

sinh viên với GVHD... Đồng ý/ Không đồng ý cho sinh viên bảo vệ KLTN)

Giảng viên hướng dẫn

Một phần của tài liệu 249 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w