KTNN đóng vai trò quan trọng, là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát và phát hiện ra sai sót trong việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần đưa công tác quản lý NSĐP vào nề nếp, làm minh bạch nền tài chính quốc gia.
Trên thực tế, chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản là :
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của KTV - Hiệu lực, hiệu quả của tổ chức quản lí hoạt động kiểm toán.
- Hệ thống văn bản quy định về quy trình, chuẩn mực và hướng dẫn nghiệp vụ. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực, KTNN ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh về cả số lượng và chất lượng. KTNN xây dựng chiến lược đến năm 202O có vai trò hoàn thiện, nâng cao hiệu lực hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho KTNN hoạch định các kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm. Đến năm 2 2 mục tiêu phát triển của KTNN là : “Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao. Từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phù hợp với các thông lệ và
chuẩn mực quốc tế.”
Mục tiêu của việc hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm toán chi đầu tư XDCB trong kiểm toán chi NSĐP được thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, tạo cơ sở pháp lý để các KTV, thành viên Đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán có cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần từng bước chuẩn hóa việc quản lý và tổ chức hoạt động kiểm toán; là cơ sở để các Đoàn kiểm toán tổ chức thực hiện kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (khảo sát về lập, tình hình phê duyệt KHKT); thực hiện kiểm toán; lập, xét duyệt và gửi Báo cáo kiểm toán đến giai đoạn kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Hai là, các bộ phận kiểm tra, soát xét, thẩm định hoạt động kiểm toán, BCKT(Vụ Tổng hợp, Vụ pháp chế, Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán) dựa vào nội dung, quy tình kiểm toán để thực hiện kiểm tra, giám sát, thẩm định, đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán chi đầu tư XDCB, báo cáo kiểm toán của các Đoàn kiểm toán.
Ba là, tạo cư sở pháp lý phân rõ trách nhiệm của các KTV, thành viên Đoàn kiểm toán. Thông qua các quy định của quy trình kiểm toán đầu tư XDCB, các cơ quan quản lý chức năng của KTNN và cơ quan bên ngoài KTNN có cơ sở để giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của KTNN, của các KTV, của các cấp lãnh đạo của KTNN.
Bon là, hoàn thiện nội dung quy trình kiểm toán chi đầu tư XDCB là hoàn thiện công cụ quản lý hữu hiệu giúp lãnh đạo KTNN theo dõi, kiểm tra, điều hành quá trình kiểm toán.
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán chi đầu tư XDCB trong quytrì nh Kiểm toán Ngân sách địa phương