Đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu choKiểm toán viên Nhà nước các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 548 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước khu vực II thực hiện tại thị xã kỳ anh tỉnh hà tĩnh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 65)

Chất lượng của BCKT phụ thuộc nhiều vào đội ngũ Kiểm toán viên. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho KTV được lãnh đạo KTNN quan tâm và tập trung đầu tư. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán viên hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đa số KTV đều khá trẻ, năng lực còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.

■ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KTV về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán :

Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; Bồi dưỡng, bổ sung nội dung đào tạo về lĩnh vực kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán chuyên đề lĩnh vực đầu tư XDCB; tăng cường đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin;

Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên vừa mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có nhiều năm kinh nghiệm thực tế. Tổng KTNN yêu cầu giảng viên hướng dẫn các lớp đào tạo, bồi dưỡng phải là giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm chức của KTNN hoặc các công chức, viên chức KTNN là kiểm toán viên chính trở lên và các giảng viên thỉnh giảng bên ngoài cơ quan KTNN có kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực liên quan.

Đẩy mạnh liên kết, hợp tác đối với các tổ chức trong nước và quốc tế, tăng

cường trau dồi kinh nghiệm, học hỏi về nghiệp vụ kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản; học hỏi việc áp dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán tại một số quốc gia tiên tiến trên thế giới. Hợp tác với Quỹ Kiểm toán và Trách nhiệm giải trình (CAAF) giai đoạn 2018-2025; Tọa đàm chung về chủ đề kiểm toán Big data tại Việt Nam, chương trình hợp tác song phương giữa KTNN Việt Nam và Trung Quốc; bồi dưỡng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chủ trì phối hợp với KTNN khu vực II và KTNN khu vực VI xây dựng mới chương trình, tài liệu bồi dưỡng “Chương trình bồi dưỡng kiến thức tài chính- kế toán cho khối kỹ thuật”.

Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ KTV, đảm bảo chất lượng, công bằng và cơ cấu ngành nghề theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020. Định kỳ tổ chức kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cho phù hợp. Thực hiện các quy định việc luân chuyển cán bộ, nhất là luân chuyển các vị trí cán bộ quản lý và kiểm toán viên trong thời gian 3-5 năm; Có quy định chung bằng văn bản trong việc tinh giảm biên chế để đưa những KTV không đủ năng lực, trình độ chuyên môn, những cá nhân làm trái pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

■ Ứng dụng CNTT vào công tác nghiệp vụ kiểm toán :

KTNN khu vực II cần ứng dụng hiệu quả CNTT trong kiểm toán NSĐP. Phải gắn công tác kiểm toán tổng hợp với kiểm toán CNTT; Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử về đối tượng và kết quả kiểm toán lĩnh vực XDCB; tập trung xây dựng và đưa vào sử dụng các ứng dụng CNTT phục vụ quy trình kiểm toán chi đầu tư XDCB. Việc áp dụng hệ thống TABMIS để truy cập xem

phương pháp kiểm toán.

3.2.6 . Hoàn thiện công tác tổ chức Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và chính sáchs ử dụng cán bộ, nâng cao năng lực kiểm toán viên

Một phần của tài liệu 548 hoàn thiện quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản do kiểm toán nhà nước khu vực II thực hiện tại thị xã kỳ anh tỉnh hà tĩnh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 65)