trình giao thông miền Bắc
Phòng kế toán tham mưu trực tiếp cho ban giám đốc những vấn đề có liên quan đến chuyên môn, tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán. Ngoài ra, phòng kế toán còn ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ, cuối tháng tổng hợp lên báo cáo gửi cho các phòng ban và các cơ quan nhà nước có liên quan.
Mô hình kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng công trình giao thông miền Bắc được xây dựng theo mô hình tập trung, cụ thể được thể hiện qua sơ đồ 2.2 dưới đây:
<étũán
thu chi
Sơ đồ 2. 2 Tổ chức bộ máy công tác kế toán tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Công trình Giao thông miền Bắc
Ke toán trưởng: phụ trách công tác kế toán chung, có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, chỉ đạo thống nhất trong phòng tài chính kế toán. Kế toán trưởng còn là người trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, tham mưu cho ban Giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra báo cáo tài chính, cân đối tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả và những chiến lược liên quan đến tài chính khác.
Kế toán tổng hợp: thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm tra, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp sau đó ghi sổ tổng hợp đối chiếu với sổ chi tiết, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính. Tại công ty, kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp.
Kế toán công nợ: liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ lập chứng từ và ghi sổ kế toán chi tiết công nợ, thanh toán, lập báo cáo công nợ và báo cáo thanh toán.
Kế toán thuế: phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chứng từ đầu vào hóa đon GTGT, theo dõi và hạch toán các hóa đon mua hàng hóa, hóa đon bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ khai báo cáo thuế.
Kế toán thu chi: sẽ quản lý và rà soát các chứng từ có liên quan đến thu và chi của doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, kế toán thu chi cần cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu chi tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ và
báo cáo khi cần cho ban giám đốc, kế toán trưởng, và thực hiện đúng quy định về trách nhiệm và quản lý quỹ tiền mặt.
- Kế toán tiền lương: phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ nhằm phát hiện sai phạm và kiểm soát dòng tiền; đồng thời đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lưong, tổng hợp các số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác.
- Kế toán TSCĐ: kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình trang bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản.