Năng lực nghề nghiệp của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 42 - 45)

1.2.1.1. Năng lực

Năng lực là sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ sẵn có của một cá nhân, một tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002). Có rất nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về khái niệm năng lực (NL) tùy vào mục đích sử dụng và bối cảnh sử dụng cụ thể.

Nhà tâm lý học Pháp Tremblay (2002) đưa quan điểm dựa trên tiếp cận học tập suốt đời rằng “Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” (Tremblay, 2002).

John Erpenbeck và Heyse (1999) nghiên cứu về năng lực cho rằng cơ sở để xây dựng năng lực dựa vào thiết lập qua giá trị, tri thức, cấu trúc như các khả năng hình thành qua trải nghiệm hay củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực qua ý chí (Erpenback & Heyse, 1999, tr.5).

Giáo sư Tiến sỹ Phạm Minh Hạc viết trong cuốn Tâm lý học: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động”.

Theo Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (2001): NL là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2010) đưa ra quan điểm: “Năng lực (competency) là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình

độ thực tế của hoạt động. Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố cơ bản của nó chỉ gồm tri thức, kỹ năng và hành vi biểu cảm (thái độ)”.

Theo tác giả Hoàng Hòa Bình (2015) quan điểm rằng năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và qua trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể.

Hình 1. 3. Mô tả cấu trúc năng lực theo Hoàng Hòa Bình (2015)

Cấu trúc của năng lực với 3 mức độ: Nhận thức – phần nổi, tiền nhận thức – phần giữa, không nhận thức – phần dưới. Cấu trúc năng lực được thể hiện:

Bảng 1. 4. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực Sigmund Freud

Hành động (behavior) Hành vi (Quan sát được) Suy nghĩ (Thoughts) Kiến thức Kỹ năng Thái độ

Chuẩn, giá trị, niềm tin Tính sẵn sàng

(willing)

Động cơ Nét nhân cách Phẩm chất

Nguồn: Sái Công Hồng (2017) Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học.

nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học cũng đã đưa ra quan điểm về năng lực: “NL là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong thực tiễn”. [15]

Từ những khái niệm về NL của các nhà khoa học ta có thể thấy, NL được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể và liên quan đến kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để cá nhận có thể tham gia một lĩnh vực nào đó đạt hiệu quả tốt nhất. Như vậy, xét ở góc độ này, người có năng lực ở lĩnh vực nào thì nhất định phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức kỹ năng hiệu quả vào các hoạt động.

Từ những định nghĩa trên, nghiên cứu này rút ra được khái niệm: Năng lực là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng học được hoặc khả năng sẵn có của cá nhân nhằm vận dụng vào tình huống cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề đảm bảo linh động và phù hợp với hoàn cảnh trong cuộc sống và xã hội. 1.2.1.2. Năng lực nghề nghiệp.

Năng lực nghề nghiệp là kỹ năng và kiến thức của các thành viên trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công một công việc nào đó theo nghề nghiệp họ đang làm. Hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp được thực hiện thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau từ việc tham gia các chương trình đào tạo được cấp bằng đến các hoạt động học thuật tham dự hội thảo, hội nghị hay các khóa tập huấn (Villegas – Reimers, 2003). Nhiều phương pháp đã được sử dụng để phát triển năng lực nghề nghiệp như tư vấn hay hướng dẫn trực tiếp. Trong giáo dục, việc nghiên cứu bài giảng hay soạn bài, dự giờ, đánh giá hiệu quả bài giảng là những phương pháp phổ biến được sử dụng để phát triển năng lực nghề nghiệp.

Năng lực nghề nghiệp xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp, nguyện vọng duy trì và phát triển khả năng chuyên môn, tăng cường chất lượng công việc để giúp tổ chức này theo kịp sự phát triển của xã hội và đáp ứng được những chuẩn nghề nghiệp trong công việc của cá nhân đó. Trong một xá hội tri thức,

nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc và có kỹ năng học tập suốt đời là hết sức cần thiết và tất yếu (Collinson, 2009). Cụ thể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo tạo điều kiện để những thầy cô giáo có cơ hội tiếp tục trang bị cho mình khả năng tự học tập suốt đời và khả năng sử dụng kiến thức và thực thành trong công việc một cách sáng tạo.

Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Không có sự tương ứng này thì con người không thể theo đuổi nghề được. Năng lực nghề nghiệp vốn không có sẵn trong con người, không phải là những phẩm chất bẩm sinh. Nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và lao động. Trong quá trình làm việc, năng lực này tiếp tục được phát triển hoàn thiện.

Học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)