Nguyên tắc xây dựng tiêu chí, chỉ báo đánh giá năng lực dạy học của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 77 - 78)

nội thành và ngoại thành Hà Nội để đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi trước khi nghiên cứu được tiến hành chính thức.

- Mẫu nghiên cứu trong khảo sát chính thức: Trong nghiên cứu chính thức, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng. Phiếu hỏi được chuyển đến 380 giáo viên tiểu học thuộc các quận/huyện địa bàn Hà Nội (Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Sóc Sơn, Quốc Oai, Mỹ Đức, Mê Linh).

- Cách thức thu thập dữ liệu: Phiếu khảo sát được phát đến tận tay giáo viên tại các trường, các giáo viên chủ nhiệm lớp học (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5) tham gia trả lời phiếu. Các giáo viên phụ trách môn năng khiếu không tham gia trả lời phiếu (giáo viên âm nhạc, thể dục, tiếng anh, vẽ). Giáo viên tham gia trả lời phiếu hỏi trong thời gian 15 phút cho mỗi phiếu khảo sát, giáo viên được tạo điều kiện thuận lợi để trả lời câu hỏi một cách tập trung, khách quan, chính xác.

2.5. Xây dựng công cụ đánh giá

2.5.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí, chỉ báo đánh giá năng lực dạy học của giáo viên giáo viên

Nhằm xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trên thế giới đã tuân theo các nguyên tắc như đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, tính phù hợp, tính dễ sử dụng… Đối với bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học, khi xây dựng học viên đã dựa trên những nguyên tắc:

2.5.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Nội dung cần đánh giá của năng lực dạy học được phân chia thành các tiêu chí. Mỗi tiêu chí nhằm đánh giá năng lực thành phần cấu tạo nên năng lực

dạy học được chia thành các chỉ báo đảm bảo chỉ báo được xây dựng theo trình tự các bước dạy học của giáo viên.

2.5.1.2. Đảm bảo tính chính xác

Các tiêu chí, chỉ báo được đề cập trong bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học đều cần thiết, từng chỉ báo đều đảm bảo làm rõ nội làm của các tiêu chí. Không có sự trùng lắp giữa các chỉ báo, chỉ báo này không là hệ quả của các chỉ báo khác.

2.5.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Số lượng tiêu chí của bộ công cụ đánh giá là vừa phải nhưng cũng không chia quá nhỏ làm cho bộ công cụ trở nên cồng kềnh, quá phức tạp. Nội hàm của các chỉ báo đơn giản, dễ hiểu, không mang tính lý thuyết, chung chung mà thực tiễn tập trung xoay quanh mục tiêu đánh giá là giáo viên thông qua từng câu hỏi được gắn với các hoạt động cụ thể của giáo viên khi tham gia giảng dạy.

2.5.1.4. Đảm bảo tính phù hợp

Nội hàm các tiêu chí, chỉ báo của bộ công cụ trong quá trình xây dựng đã được góp ý điều chỉnh từ chính giáo viên dạy cấp tiểu học, giáo viên quản lí chuyên môn cấp tiểu học và một số giảng viên của chuyên ngành Đo lường Đánh giá.

2.5.1.5. Đảm bảo tính dễ sử dụng

Bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học được xây dựng rõ ràng, cụ thể, ngôn ngữ sử dụng dễ hiểu, gần gũi với giáo viên và được hiểu theo một nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 77 - 78)