Tin cậy của công cụ khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 98 - 103)

3.2.1. Đánh giá độ tin cậy với Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của đề kiểm tra được đánh giá qua kiểm định Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha là phép kiểm định cho phép xác định độ tin cậy của việc thiết lập một biến (nội dung) thông qua cơ sở tổng hợp nhiều biến đơn nhỏ hơn (câu), nói cách khác giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha cho phép đánh giá tính nhất quán (consistency) của các biến đơn, các biến đơn có đo đúng nội dung cần đo hay không.

Tác giả tiến hành chạy kiểm định độ tin cậy của 26 item biến phụ thuộc cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0.927. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố khi khảo sát chính thức có Cronbach’s Alpha từ 0.749 đến 0.848. Như vậy, công cụ khảo sát có độ tin cậy cao. Kết quả này được sử dụng để đánh giá trong các bước tiếp theo của nghiên cứu.

Dưới 10 năm 24% 11-20 năm 39% Trên 20 năm 37%

Phân bố mẫu nghiên cứu theo thâm niên công tác

Bảng 3.2. Hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm nhân tố của năng lực dạy học

Nhân tố Cronbach alpha Số Item

Nhóm nhân tố năng lực dạy học

Phát triển chuyên môn bản thân 0.803 4

Xây dựng kế hoạch dạy học 0.749 4

Hiểu đối tượng học sinh, quản lí lớp học 0.764 5

Tổ chức dạy học trên lớp 0.848 9

Kiểm tra, đánh giá học sinh 0.766 4

3.2.2. Đánh giá độ tin cậy qua hồ sơ dạy học của giáo viên

Sau khi thu thập 368 phiếu khảo sát, nghiên cứu tiến hành lựa chọn 3 giáo viên có năng lực dạy học khác nhau để liên hệ và nhờ các giáo viên cung cấp hồ sơ dạy học cá nhân. Sau đó, nghiên cứu tiến hành mời chuyên gia đánh giá hồ sơ theo Rubric (Bảng 2.3). Sau khi nhận được kết quả, nghiên cứu tiến hành lọc phiếu và lựa chọn phiếu tự đánh giá của giáo viên để đối chiếu về mức độ chính xác về kết quả tự đánh giá của giáo viên cung cấp hồ sơ dạy học cá nhân.

Kết quả của chuyên gia chuyên môn giáo dục tiểu học đánh giá và kết quả tự đánh giá của giáo viên được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá hồ sơ thứ cấp của giáo viên STT Nội dung đƣợc đánh giá (ĐG) Mức độ chuyên gia ĐG, nhận xét Mức độ GV tự ĐG So sánh, đối chiếu Giáo viên thứ nhất: Giới tính nữ, 28 tuổi, thâm niên công tác 3 năm, khu vực ngoại thành HN

1 Xác định rõ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của bài học trong từng tiết dạy mà học sinh cần đạt.

3

Giáo án soạn đầy đủ mục tiêu, xác định rõ nội dung về kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp nội dung bài soạn.

3 Chuyên gia đánh giá và giáo viên tự đánh giá có sự tương đồng với nhau.

2 Xây dựng kế hoạch bài học (soạn giáo án) cho từng môn học. 3

Soạn giáo án các môn học đầy đủ. Tuy nhiên, có những tiết học ghi đủ các mục cần soạn nhưng chưa viết chi tiết từng nội dung.

4 Giáo viên tự đánh giá ở mức 4, chuyên gia đánh giá tiêu chí này chỉ có 1 số tiết học chưa ghi chi tiết nội dung nhưng đều đầy đủ các bước giáo án nên kết quả này có thể chấp nhận được. 3 Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 3 Các giáo án trong hồ sơ đã có sự linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp dạy học cho từng tiết học tiếng việt, toán, tập đọc, luyện viết,.. khác nhau. Có thể bổ sung các phương pháp hoạt động nhóm, đóng vai, thuyết trình để phát triển năng lực cho học sinh.

4 Về mặt áp dụng phương pháp dạy học là hợp lí. Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá có bổ sung thêm về các phương pháp khác trong quá trình dạy để phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

4 Ôn lại kiến thức bài học cũ cho học sinh để sẵn sằng cho tiết học mới. 4 Phần đầu giáo án có ghi rõ các bước ôn lại bài cũ cho học sinh.

4 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

Giáo viên thứ hai: Giới tính nữ, 40 tuổi, thâm niên công tác 12 năm, khu vực ngoại thành HN 1 Xây dựng kế hoạch bài học (soạn giáo án) cho từng môn học 3

Viết mục tiêu chuẩn, viết yêu cầu trong mục “Kiểm tra bài cũ, bài mới, kiểm tra đánh giá, định hướng

4 Giáo viên tự đánh giá ở mức 4. Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá về sự sáng tạo, chuyên gia chưa nhìn thấy cái mới ở trong bài soạn nên chỉ

STT Nội dung đƣợc đánh giá (ĐG) Mức độ chuyên gia ĐG, nhận xét Mức độ GV tự ĐG So sánh, đối chiếu học tập tiếp theo” chuẩn. Các động từ sử dụng trong hoạt động phù hợp với nội dung bài. Cách đặt câu hỏi dễ hiểu. Đạt ở mức hoàn thành và không có gì sáng tạo. đạt ở mức hoàn thành và đáp ứng yêu cầu. 2 Xác định rõ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của bài học trong từng tiết dạy mà học sinh cần đạt. 3 Xác định mục tiêu ở một số giáo án cần bổ sung về thái độ, rèn luyện đạo đức cho HS liên quan đến bài

học

3 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

3 Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2 Các phương pháp chưa được đa dạng với từng bài dạy, 1 cô

dạy các môn học với phương pháp giống nhau nhiều có thể trẻ

không hứng thú.

3 Chuyên gia đánh giá kĩ về lựa chọn phương pháp đa dang hơn để tạo hứng thú học cho học sinh. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn thì phương đó vẫn có thể sử dụng được nên chỉ có sự chênh lệch nhỏ về đánh giá mức độ.

4 Tổ chức các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì và kiểm tra thường xuyên cho học sinh.

3

Giáo viên lưu trữ cẩn thận các đề kiểm tra

giữ kì, cuối kì

3 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

Giáo viên thứ 3: Giới tính nữ, 35 tuổi, thâm niên công tác 10 năm, khu vực nội thành HN 1 Xây dựng kế hoạch bài học (soạn giáo án) cho từng môn học 4

Giáo án soạn đầy đủ nội dung, trình bày và

lưu trữ cẩn thận, giúp cho người đọc có thể

tham khảo và nhớ được trình tự các bước trong 1 giáo án.

4 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

2 Xác định rõ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của bài học trong từng tiết dạy mà học

3

Xác định mục tiêu đủ 3 nội dung về kiến thức – kỹ năng- thái độ, liên hệ kiến thức

4 Chuyên gia đánh giá về cách viết và sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của giáo viên để có thể viết ngắn gọn mà vẫn đủ ý

STT Nội dung đƣợc đánh giá (ĐG) Mức độ chuyên gia ĐG, nhận xét Mức độ GV tự ĐG So sánh, đối chiếu

sinh cần đạt. với thực tiễn. Tuy nhiên, các câu từ viết chưa được rõ ràng dễ hiểu, còn lan man và

dài.

muốn trình bày trong từng nội dung của kiến thức – kĩ năng – thái độ. Điều này, có sự chênh lệch về mức độ đánh giá nhưng về mặt mục đích của tiêu chí này thì vẫn có thể chấp nhận được. 3 Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 3 Các phương pháp được áp dụng đa dạng

và linh hoạt trong mỗi bài giáo án, trẻ có nhiều hoạt động để

trải nghiệm trong các tiết học.

3 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

4 Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3

Một số tuần có bài soạn về những tiết

học ngoài giờ, HSđược tham quan

khám phá và trải nghiệm.

3 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

5 Xác định được phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp.

4 Giáo án ghi rõ các phương pháp kiểm tra đánh giá của từng bài dạy, phù hợp với trẻ và nội dung bài giảng

4 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

6 Tổ chức các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì và kiểm tra thường xuyên cho học sinh.

3

Lưu trữ đề kiểm tra học kì, cuối năm cẩn

thận và đầy đủ

3 Giáo viên tự đánh giá và chuyên gia đánh giá có sự tương đồng với nhau

Nhìn chung, sự đánh giá của chuyên gia và giáo viên tự đánh giá có một số điểm cần lưu ý nhưng đó là những nội dung và ý kiến có thể được coi là sự đóng góp của chuyên gia đối với GV, không có sự chênh lệch quá nhiều về mức độ đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng công cụ tự đánh giá năng lực dạy học của giáo viên tiểu học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông​ (Trang 98 - 103)