Một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu 450 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xuất bảo hộ lao động tùng ngọc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 97 - 106)

ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TÙNG NGỌC:

Công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh không ngừng được cải tiến đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, song vẫn còn tồn tại những vấn đề. Với những lý thuyết đã được học và thời gian thực tập tại công ty sản xuất và thương mại Tùng Ngọc em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh như sau

Hoàn thiện bộ máy phòng kế toán

đến phương án thuê thêm kế toán. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp nên chuyển đổi người

làm thủ quỹ để đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong kế toán , tránh tình trạng lạm

dụng tham ô, thất thoát tiền.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để cho các kế toán có thể tham gia được các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, trình độ và năng lực của bản thân.

Hoàn thiện kế toán chi phí:

+ Hoàn thiện phân bổ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp theo từng mặt hàng

Công ty nên phân bổ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp theo từng mặt hàng để có thể xác định được mặt hàng này đang kinh doanh lỗ hay lãi

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi tập hợp có thể phân bổ theo tỷ lệ doanh thu để tính ra chi phí của từng loại mặt hàng:

chi phí bán

chi phí bán doanh thu tiêu thụ mặt hàng

hàng, QLDN i/ doanh thu tiêu thụ

từng mặt hàng

Khi phân bổ chi phí cho từng mặt hàng như vậy, sẽ giúp được nhà quản lý có thể có những quyết định đúng đắn hơn trong việc ra quyết định về các chiến lược kinh doanh.

+ Hoàn thiện hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí

Đối với những khoản chi có liên quan đến việc tiếp khách, ăn uống hội nghị thì kế toán nên lưu bảng kê hàng hóa kèm với những hóa đơn này để tránh rủi ro về thuế.

Hoàn thiện kế toán các khoản giảm trừ doanh thu, các chính sách bán hàng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng giống công ty nên tình hình cạnh tranh ngày càng gay găt.Vì thế nên công ty nên có những chính sách nhằm níu giữ lại các khách hàng cũ đồng thời bên cạnh đó thu hút thêm những khách hàng tiềm năng. DN có thể sử dụng các biện pháp khuyễn mãi như: CKTM, CKTT, giảm giá hàng bán ....

Hạch toán giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại

Do công ty đang áp dụng thông tư 133 trong hạch toán, kế toán trực tiếp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu này vào tài khoản 511- Doanh thu bán hàng.

TK 111,112,131 TK I511

Các khoản chiết khấu, hàng bán bị trả lại, giảm trừ_______ doanh thu (DN tính thuế GTGT khấu trừ)

TK 3331 Thuế GTGT được khấu trừ

Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh :

Nợ TK511 : CKTM, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 : Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,131,...

Ví dụ 1: Trong tháng 8, công ty TNHH GHS mua cuộn màng PE 50 cm với giá là

66.000đ/ cuộn theo 3 đợt, lượng mua các đợt lần lượt là : 800, 1500, 1000 cuộn. Công ty quyết định cho khách hàng hưởng 1% CKTM ứng với lần mua với số lượng nhiều nhất và thanh toán bằng tiền mặt cho GHS. Từ đó GHS được hưởng CKTM( không bao gồm VAT) là : 1500* * 66.000*0,01 = 990.000 đồng

Kế toán định khoàn:

Nợ TK 511: 990.000 Nợ TK 3331: 99.000

Có TK 111: 1.089.000

Hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán

Như đã nêu trên, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo hộ lao động Tùng Ngọc đối với những khách hàng thanh toán sớm thì DN chưa có những lợi ích rõ ràng cho KH. Công ty nên có những chính sách nhằm khuyến khích người mua hàng thanh toán sớm để có thể hạn chế được nguồn vốn bị chiếm dụng.

Để hạch toán kế toán sử dụng TK 635” chi phí tài chính”

Trong kỳ, khi phát sinh các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước thời hạn, kế toán lập bút toán:

Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu khách hàng được hưởng Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của khách

Cuối tháng, sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển số liệu sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 911: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Ví dụ 2: Ngày 21/09/2019, công ty cổ phần SM Food mua hàng theo hóa đơn giá trị

gia tăng số xxxx với trị giá chưa thuế VAT là 96.520.000 đồng, có điều kiện thanh toán là “ 1/10, n/30”. Ngày 25/09/2019, công ty SM Food thanh toán toàn bộ tiền hàng cho Tùng Ngọc. Do vậy công ty SM Food được hưởng CKTT. Kế toán hạch toán như sau:

Ngày 21/09/2019: Hạch toán doanh thu Nợ TK 131: 106.172.000

Có TK 3331: 9.652.000 Có TK 5111: 96.520.000

Ngày 25/09/2019 phản ánh CKTT và tiền gửi ngân hàng do KH thanh toán: Nợ TK 112: 105.110.280

Nợ TK 635: 1%* 106.172.000 = 1.061.720 Có TK 131: 106.172.000

Với các biện pháp này, có thể công ty không chỉ giữ được các khách hàng truyền thống mà còn tăng được khối lượng khách hàng mới trong tương lai. Vì có sự ưu đãi của công ty trong việc bán hàng và thanh toán thúc đẩy quá trình tiêu thụ, tăng thêm năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Hoàn thiện kế toán đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Số cần được trích lập được tính như sau:

, số lượng ( đơn giá giá trị thuần có

số dự phòng

, = hàng tồn * gốc hàng - thể thực hiện

cần trích lập

kho tồn kho được)

STT Ten, ɪɪ ɪɪhn hiẹụ qựỴ CRth. phnru

th Ht v t t , d ng c SŨ phHtiậ ư ụ ụ Ị

hhng hàn

3. Â Ỉ só Bcu v tinhị Ξ⅛lưựng Bvn gj.Fi ThHnh tién

Cuối kỳ kế toán ghi :

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 2294: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nếu sang năm số cần trích lập dự phòng bằng năm nay thì không cần trích lập nữa.

Nếu sang năm cần trích lập dự phòng lớn hơn năm nay thì kế toán hạch toán Nợ TK 632: phần chênh lệch

Có TK 2294: phần chênh lệch

Nếu sang năm cần trích lập nhỏ hơn số dự phòng năm nay thì kế toán hạch toán bút toán hoàn nhập như sau :

Nợ TK 2294: Số hoàn nhập Có TK 632: Số hoàn nhập

Hoàn thiện công tác kế toán kho

Để tránh những thất thoát không đáng có đồng thời tiết kiệm chi phí cho công ty, Công ty nên chú trọng vào việc kiểm tra giám sát quá trình nhập và xuất kho vật tư hàng hóa.

Hiện tại, các mặt hàng trong kho đều không được mã hóa kí hiệu và phân loại chỗ để,tất cả mặt hàng đều do thủ kho tự ghi nhớ và sắp xếp. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện khi vắng thủ kho. Đồng thời, Công ty chưa từng thực hiện kiểm kê kho từ khi hoạt động đến hiện tại mà khi xuất kho, chỉ có sự kiểm soát của thủ kho đối với số lượng hàng xuất đi, điều này rất dễ gây ra tình trạng gian lận giữa thủ kho và nhân viên đi giao hàng.

Để kiểm soát được kho, giảm tình trạng kho lộn xộn như hiện tại, công ty nên phân loại hàng hóa, sắp xếp và mã hóa từng loại mặt hàng

Thường xuyên, định kỳ kiểm kê kho, đồng thời phân công trách nhiệm cho từng bộ phận. Bộ phận kế toán in phiếu xuất kho thành 4 bản : Bộ phận kế toán lưu 1 bản, giao khách hàng 1 bản, thủ kho lưu 1 bản và bộ phận giao hàng lưu 1 bản. Khi có lệnh xuất hàng, bộ phận kho chịu trách nhiệm xuất đúng và đủ số lượng hàng hóa theo như phiếu xuất kho, bộ phận giao hàng căn cứ vào phiếu xuất kho được chuyển từ phòng kế toán, kiểm tra số lượng hàng hóa đồng thời ký tên và phiếu xuất kho.

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm kê lại tài sản để đáp ứng đúng yêu cầu của luật bên cạnh đó cũng có thể nắm bắt rõ tài sản, tránh thất thoát không

lý do. Doanh nghiệp tự tiến hành tổ chức một ban kiểm kê, rồi lần lượt kiểm kê các tài

sản: kho, tiền mặt, tài sản cố định, công cụ dụng cụ....

Kết quả của cuộc kiểm kê là các biên bản kiểm kê được in theo mẫu, nhằm đối chiếu với sổ sách kế toán. Dưới đây là mẫu phiếu xuất kho sau khi thêm phần kiểm soát của bộ phận giao hàng và mẫu biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa. Hình 3.1 Mầu phiếu xuất kho Mnn »: tì: - XT ⅛γξ}'τ≡≡Λ⅛-v xl^at và mai eao hc' lao f≡≡ fc⅛fti⅛ ⅛n⅛ ⅛j* z?. .. x∕√ _ . . . . .... . . . . . . .. ⅛⅛idΛβ⅛iJiriħt⅛⅛r⅛ji⅛f Đội J. thôr. Ngô Sài. Ttj tι⅛E Quôc Oà. Hιιy⅛ι Quoz Oà. TtaEh phô Hà NcrL Vi t ệj-^3 .□ PHIẾU xuAτ KHO Λ⅛ΛJ,- ... rijjτjj⅛ι ... nìirtt 2020Nợ: «32 SÈ: XK CD: 15« - HDtɪnn Etrji nhậu han≡: ......

- Đi.1 chi (bộ phạn): ...

-Lydoizuatkljo: ...

A B C D 1 2 3 1

2

C ng tìênhiingộ

Ti⅛n thuê GTGT 1(1 *0

Tâng t ÷u thanh ÌD án□

Tông sô tién (ĩ-'iêi báíig ct£ị:

- SD ChiiiIEtii EDC k≡z□ th,ɪo:

Λ⅛⅛∙... .r.⅛z,i,g ....năn

Ngtt1Di lập phiêu Ngtt1Di nhận. Láu-" ThnkhD KẼ IDán Ct1LtDUE Giám d⅛c

∣,jt√i; .⅛ !f-∏f Fiji .⅛ tên) i'iɪi; .⅛ íê.i) (HoSc hộ phận DÓ ⅛) ⅝⅛ d⅛tg

nhu ữâu ulιλpj

r£j:. ⅛ ỉênj

BỌ PHẠN CIAO HÁNG ĐA KlEM SOAT

So Itt1D1Cig :..........

Ngtrới gian Láng

BIEX BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG cụ, SẢN PHẲM, HÀNG HÕA

- Thời điếm kiếm kê...giò... ngày... tháng... năm...

- Ban kiêm kẻ gôm:

ST T TÊn, nhãn liiệu: quỵ cách vạt tư, dụng cụ.... M à s ố Đo n vị tĩn h Đ í-. '. gi ã Theo SO kể toán Theo kiềm kê Chênh lệch Pham chát Thừa Thiếu Cò n tốt 100 % Kẽ m phồ n; chất Mát phầ m chàt Sỡ lượ ng Tlii nh tién Sổ lượ ng Thá nh tiền So lượn g Thán h tiền Số lượ ng Thá nh tiền “Ã " B ~ D 2 3 4 5 6 -7 S ộ 10 M 12 Cộng X X. X X X X X X X X

Giãm đôc Ngay ... tháng ...

(Y kiên giải quyết Kê toán trưỡng Thủ kho năm ...

sô chênh lệch) (Kỷ, họ tên) (Ký, họ tên) Tnrongban kiỀni

(Ký, hạ tên)

Hình 3.2 Mầu biên bản kiêm kê vật tư, công cụ, hàng hóa, sản phẩm

Bộ Phạn: ... (Ban hành theo Thông tư SO Ỉ33/20ỈỖ/TT-BTC ngày

26/8/2076 cùa Bộ Tàĩ

Hoàn thiện dự phòng kế toán phải thu khó đòi

Trong trường hợp khoản nợ của khách hàng quá hai năm mà vẫn chưa được thanh toán thì công ty nên lập tài khoản dự phòng phải thu khó đòi dựa trên nguyên tắc

Khi đó công ty sẽ tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 228/2009-BTC.

Công ty sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Kết cấu TK 2293:

Bên Nợ:

- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:

- Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

- 30% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 thángđến dưới 1 năm. - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới2 năm.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới3 năm. - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp đã lâm vào tình

trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các

cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ,xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì Công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Xử lý khoản dự phòng:

- Khi các khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi, doanh nghiệp phải trích

lập dự phòng theo các quy định tại (Phương pháp lập dự phòng); nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không phải trích lập;

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích lập thêm dự phòng phần chênh lệch:

Nợ TK 6422 -Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229(3) - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

-Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 229(3) -Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 6422 -Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, thì doanh nghiệp có biện pháp xử lý

• Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác...).

• Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp

sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp:

Nợ TK 111, 112 - Số tiền đã thu hồi được Nợ TK 229(3) - Giá trị tổn thất thực tế

Nợ TK 6422- Phần chênh lệch tổn thất còn thiếu Có TK 131 - Nợ phải thu

• Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải

theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

Một phần của tài liệu 450 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xuất bảo hộ lao động tùng ngọc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 97 - 106)