Các hình thức sổkế toán áp dụng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 450 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xuất bảo hộ lao động tùng ngọc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Để thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán đơn vị cần phải có hệ thống sổ sách kế toán. Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.

Theo thông tư 133 - BTC quy định doanh nghiệp có thể ghi sổ theo các hình thức sau: - Hình thức Nhật Ký Chung - Hình thức Chứng từ ghi sổ - Hình thức Nhật Ký- Sổ Cái - Hình thức Kế toán máy 1.4.1. Hình thức Nhật Ký Chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật Ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật Ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký chung theo trình thự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật Ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh đó.

- Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt.

+ Sổ cái.

+ Các sổ, thể kế toán chi tiết.

Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

Chú thích sơ đồ:

Ghi hằng ngày ---►

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ ►

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra ◄---►

Ưu nhược điêm:

- Ưu điểm: Mau đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế

toán, có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong xử lý số liệu kế toán. - Nhược điểm: Ghi trùng lặp nhiều, số lượng ghi chép lớn.

Điều kiện áp dụng

Thích hợp với mọi đơn vị hạch toán nếu đơn vị đã sử dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán, chỉ thích hợp với đơn vị có quy mô vừa và nhỏ nếu đơn vị chưa sử dụng máy tính vào xử lý thông tin kế toán.

1.4.2. Hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật Ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh được kế hợp ghi chép theo trình tự thời gian va theo nội dung kinh tế trên cùng

một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi Nhật Ký -

Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợ chứng từ kế toán cùng loại.

- Hình thức Nhật ký - Sổ cái gồm các loại tài khoản sau:

+ Nhật ký - Sổ cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 1.15: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái.

Chú thích sơ đồ:

Ghi hằng ngày ---►

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra ◄---►

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ ghi chép, dễ đối chiếu số liệu và dễ kiểm tra do số liệu kế toán tập trung trên cùng một trang sổ của Nhật ký - Sổ cái vừa phản ánh theo trình tự thời gian vừa theo hệ thống ( Phân loại theo tài khoản).

- Nhược điểm: Khó phân công lao động, khó bảo quản ( do tất cả các công việc kế toán tổng hợp đều tập trung ở một sổ Nhật ký - Sổ cái, và tất cả các tài khoản tổng hợp đều được liệt kê trên một trang sổ nên sổ cồng kềnh)

Điều kiện áp dụng

Áp dụng ở đơn vị có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán tổng hợp: Đơn vị hàn chính sự nghiệp, Hợp tác xã ...

1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Đặc trưng cơ bản.

Đặc trưng cơ bản của hình thức: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái.

Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chú thích sơ đồ:

Ghi hằng ngày ---►

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ ►

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra*---►

Ưu, nhược điểm.

- Ưu điểm: kết cấu sổ đơn giản, dễ hiểu, thuân tiện cho công tác kế toán thuận tiện cho các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại.

- Nhược điểm: Việc ghi chép bị trùng lặp nhiêu, nên việc lập báo cáo bị chậm trễn nhất là trong điều kiện tính toán thủ công.

Điều kiện áp dụng

Phù hợp với mọi loại hình đơn vị có quy mô khác nhau, đặc biệt là những đơn vị có nhiều đơn vị làm kế toán.

1.4.4. Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán.

Sơ đồ 1.17: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Thực tế việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán ở các doanh nghiệp chính là việc tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc ứng dụng máy vi tính và phải đạt được sự gọn nhẹ của bộ máy kế toán, chứng từ cung cấp phải nhanh chóng, chính xác đảm bảo tiết kiệm chi phí hơn khi chưa ứng dụng tin học. Cụ thể việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán có những lợi ích sau:

- Nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.

- Tiết kiệm chi phí, làm thêm thu nhập và tăng tốc độ phát triển.

- Tiết kiệm thời gian: Thời gian quản lý là một trong những tiêu chuẩn phát triển cho bất kỳ doanh nghiệp nào, một tổ chức chỉ có thể phát triển nếu nó quản lý được các chức năng của mình trong thời gian quy định.

- Phát triển theo yêu cầu của công ty. - Cải thiện các quyết định.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận giúp người đọc hiểu khái quát được những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; vai trò, nhiệm vụ của quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; cách hình thức phương thức bán hàng; khái niệm, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán của các chỉ tiêu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh; các hình thức ghi sổ kế toán

Những lí luận trên là căn cứ nền tảng cho việc nghiên cứu ở chương 2: thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo hộ lao động Tùng Ngọc từ đó nêu ra kết quả, hạn chế, đề xuất ở chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG TÙNG NGỌC

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO

HỘ LAO ĐỘNG TÙNG NGỌC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên giao dịch: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo hộ lao động Tùng Ngọc

- Địa chỉ: Đội 3, thôn Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Mã số thuế : 0106245433

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên - Vốn điều lệ : 900.000.000 ( chín trăm triệu đồng )

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lần đầu ngày 29/07/2013 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Qua một thời gian vừa khởi đầu xây dựng bộ máy tổ chức, triển khai các mặt hoạt động từ ngày 29/07/2013 đến nay, công ty tiếp tục ổn định và phát triển không ngừng xây

dựng và phát triển hướng thành một doanh nghiệp đa ngành nghề. Bắt đầu khởi nghiệp với những sản phấm hàng hóa không ổn định và là doanh nghiệp mới thành lập nên việc

thu hút khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của công ty thật sự rất khó khăn. Đến đầu

năm 2017, các nhà quản lý công ty nhận thấy các mặt hàng như băng dính,găng tay hay màng PE là các mặt hàng tiêu thụ được số lượng lớn vì vậy họ quyết định đầu tư mạnh và

các mặt hàng này và không ngừng nỗ lực tìm ra các khách hàng tiềm năng nhằm tiêu thụ

các sản phẩm, mặt hàng này với số lượng lớn.Ngoài ra, công ty vẫn luôn thực hiện tốt việc

cung ứng các sản phẩm an toàn lao động cho các công ty, các dự án mà công ty nhận được. Từ khi thành lập đến bây giờ, tuy đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng công ty dần chiếm được lòng tin của khách hàng và khẳng định vị trí của mình. Điều đó thể hiện ở những chỉ tiêu kinh tế của công ty qua các năm, cụ thể :

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

CL % CL %

Doanh thu thuần 6.387.432.38

8 8.232.487.32 2 10.835.633.23 4 1.845.054.934 28,9 2.603.145.91 2 31,6 “2 Gía vốn hàng bán 5.939.749.01 4 7.599.678.19 8 10.025.720.08 5 1.659.929.184 27,9 2.426.041.88 7 31,9 ~3 Lợi nhuận gộp 447.683.37 4 632.809.124 809.913.149 0185.125.75 41,4 177.104.025 28,0 1 Chi phí QLKD 325.628.44 9 408.475.995 483.085.067 82.847.546 25,4 74.609.072 18,3

5 Lợi nhuận thuần 122.054.92

5 224.333.129 326.828.082 4102.278.20 83,8 102.494.953 45,7 6 Lợi nhuận KTTT 122.054.92 5 224.333.129 326.828.082 4102.278.20 83,8 102.494.953 45,7 7 Thuế TNDN phải nộp 24.410.985 44.866.626 65.365.616 20.455.641 83,8 20.498.991 45,7 1 LNST 97.643.940 179.466.503 261.462.466 81.822.563 83,8 81.995.962 45,7 ~9 TSNH tại ngày 31/12 1.054.511.084 1.252.678.83 0 1.048.653.740 6198.167.74 18,8 ) (93.636.921 -7,5 lõ TSDH tại ngày 31/12 125.765.38 3 117.432.668 402.854.962 (7.906.759) -6,3 285.422.294 243,1 11

Nợ Phải trả tại ngày 31/12 259.191.33 9 382.438.275 473.825.277 123.246.92 6 47,5 181.775.171 47,5 12 VCSH tại ngày 31/12 921.085.12 8 987.673.223 977.683.425 66.588.095 7,2 10.010.202 1,0

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH sản xuất và bảo hộ lao động Tùng Ngọc)

Qua những chỉ tính toán sơ bộ qua 3 năm gần đây, có thể thấy được công ty đang dần ổn định và có xu hướng tăng trưởng mạnh thông qua việc lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần qua các năm, năm 2019 so với năm 2018 tăng 45,7%. Tốc độ tăng chi phí QLDN so với tốc độ tăng của lợi nhuận gộp là nhỏ hơn, đây là một tín hiệu tốt cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí của mình, thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt được lớn nhất có thể. Tuy nhiên, tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2019 tăng 243,15 % so với 2018, vấn đề này doanh nghiệp cần phải xem xét có nên đầu tư vào tài sản dài hạn hay không, vì bản chất của doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Bảo hộ lao động Tùng Ngọc bao gồm các lĩnh vực :

• Bán buôn vật liệu, thiết bị trong xây dựng

Cụ thể: Bán buôn xi măng; bán buôn gạch, ngói, đá, sỏi; bán buôn sơn;

• Bán buôn tổng hợp

• Bán buôn kim loại và quặng kim loại

• May trang phục ( trừ trang phục từ lông da thú)

• Sản xuất giày dép

• Sản xuất hàng may sẵn

• Sản xuất các trang phục dệt kim, đan móc

Với hoạt động sản xuất kinh doanh chính là bán buôn tổng hợp cho thị trường Việt Nam, hiện nay công ty tự tin đem đến khách hàng những loại sản phẩm:

• Băng dính các loại

• Màng bọc các loại

• Găng tay

• Quần áo bảo hộ theo yêu cầu

• Khẩu trang bảo hộ

• Các đồ dùng bảo hộ khác

- Băng dính: là một trong những sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn nhất của

phong phú. Các sản phẩm đều được sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn kết dính hiệu quả, đảm bảo tính bền dai khi sử dụng. Đây là lựa chọn đem lại rất nhiều ứng dụng từ đóng gói, dán dính cho các công việc văn phòng cho đến các ứng dụng đống gói hàng hóa trong các ngành sản xuất, ngành công nghiệp, xây dựng, điện, điện tử ....Cac sản phẩm hàng hóa gồm có : băng dính OPP, băng dính dán thùng, băng dính văn phòng, băng dính in logo, băng dính cách điện, băng dính giấy, băng dính dán nền, băng dính hai mặt, băng dính xốp,....

- Bên cạnh băng dính thì màng PE ( màng quấn pallet, màng chít ) cũng là một trong những sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp. Về đặc điểm thì các sản phẩm màng PE đều có đặc điểm bên ngoài tương đối giống nhau, để phân biệt thì cần dựa và kích thước, cân nặng của từng sản phẩm mới có thể phân biệt được.

- Ngoài băng dính và màng PE, găng tay bảo hộ cũng là một trong những sản phẩm tiêu biểu của công ty và được tiêu thụ với số lượng lớn. Trong đó, 2 mặt hàng găng tay sợi, và găng tay sơn chiếm ưu thế hơn cả.

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công tyy TNHH sản xuát và thương mại Bảo

hộ lao động Tùng Ngọc

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

2.1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận

Phòng giám đốc: là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt

động kinh của công ty, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có

trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn. Điều hành chung toàn bộ công ty, hoạch định các chiến lược hàng kỳ, hàng quý, hàng năm về nghiên cứu thị trường tổ chức thực hiện các kế

hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, ký duyệt các quyết định, hồ sơ công

văn của công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trước chữ ký của mình, có quyền kiến nghị

phương án quy chế nội bộ của công ty. Có quyền bổ nhiệm hay bãi nhiệm các chức năng

quản lý của công ty. Có quyền quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động. Giám

đốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của doanh nghiệp

và các phòng ban.

Phòng kế toán: có chức năng tham mưu cho Giám đốc, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời quản lý vốn, vật tư, hàng hóa, tiền mặt và sử dụng có hiệu quả không để thất thoát vốn, hàng hóa , đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo tính kịp thời, chính xác, trung thực các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc,cơ quan cấp trên về pháp luật, và chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty .

Phòng kinh doanh: Chức năng chính tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ kinh doanh của toàn công ty và tổ

chức mạng lưới kinh doanh, quản lý kỹ thuật chất lượng hàng hóa mà công ty kinh doanh.

2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý

Các phòng ban trong doanh nghiệp có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Các phòng cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện với các phòng ban khác thực hiện nhiệm vụ mà công ty giao phó.

Tuy mỗi phòng ban đơn vị có nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện luôn luôn hỗ trợ và gắn bó để cùng thực hiện nhiệm

Một phần của tài liệu 450 hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và sản xuất bảo hộ lao động tùng ngọc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w