Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’ Alpha

Một phần của tài liệu 800 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 47)

Để đảm bảo tính hợp lệ của nội dung các thang đo được sử dụng, các biến quan sát (câu hỏi) phải thể hiện khái niệm xung quanh, khái quát hóa nhân tố.

Nhóm nhân tố Bi ến quan sát Tương quan bi ến điều chỉ nh - Tổng Cronbach’s Alpha nếu loại

biến HI: Nhận thức, cảm nhận tính hữu ích dịch vụ Cronbach’s Alpha = 0.907 HI1 0.811 0.873 HI2 0.847 0.859 HI3 0.846 0.860 HI4 0.670 0.925 DD: Nhận thức dễ dàng sử dụng và sự tự chủ Cronbach’s Alpha = 0.886 DD1 0.762 0.853 DD2 0.753 0.856 DD3 0.727 0.862 DD4 0.733 0.861 DD5 0.660 0.876

AT: An toàn và bảo mật AT1 0.683 0.798

Theo cuốn Phân tích dữ liệu với SPSS năm 2008 của tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc: “Phân tích Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê để kiểm định về độ tin cậy của thang đo, mức độ chặt chẽ của nhóm các biến quan sát trong thang đo. Dựa vào kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ta vứt được các biến không thích hợp trong mô hình và loại bỏ biến rác không có nghĩa trong nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 đến gần 1,0 là thang đo rất tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo tốt; từ 0,6 trở lên là thang đo sử dụng được”.

Theo Nunnally, J (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw Hill: “Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến điều chỉnh - tổng lớn hơn 0.4 thì biến đó đạt yêu cầu.”

Cronbach’s Alpha = 0.839 AT2 0.772 0.715 AT3 0.660 0.818 CP: Nhận thức cảm nhận về chi phí tài chính Cronbach’s Alpha = 0.735 CP1 0.582 . CP2 0.582 .

AH: Anh hưởng xã hội Cronbach’s Alpha = 0.848

AH1 0.691 0.817

AH2 0.754 0.751

AH3 0.714 0.795

DK: Điều kiện thuận lợi Cronbach’s Alpha = 0.807 DK1 0.706 0.684 DK2 0.761 0.627 DK3 0.518 0.881 QD: Quyết định, dự định của khách hàng Cronbach’s Alpha = 0.856 QD1 0.693 0.833 QD2 0.813 0.718 QD3 0.687 0.840 28

Nguồn: Phân tích số liệu SPSS của tác giả

Nhận xét kiểm định phân tích độ tin cậy thang đo:

“HI: Nhân tố nhận thức cảm nhận sự hữu ích với 4 biến quan sát phù hợp điều kiện hệ số tương quan biến điều chỉnh - tổng lớn hơn 0.4.

Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố này bằng 0.907 và nếu loại biến quan sát HI4 thì hệ số này sẽ đạt 0.925 tăng không đáng kể nên tác giả đã giữ biến HI4 lại để tiếp tục nghiên cứu các phần sau.

Đối với biến còn lại HI1, HI2, HI3 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lần lượt đều bé hơn 0.907 - hệ số Cronbach’s Alpha, nên các biến quan sát này là tin cậy.

Trong đó, biến HI2 và HI3 có đóng góp lớn cho khái niệm chung để đo lường nhận thức sự hữu ích đến quyết định, dự định dùng dịch vụ mobile banking - ngân hàng qua điện thoại của khách hàng.

“DD: nhân tố nhận thức dễ dàng sử dụng và sự tự chủ” với 5 biến quan sát DD1 tới DD5 đều phù hợp với điều kiện hệ số tương quan biến điều chỉnh - tổng ≥ 0.4 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến nhỏ hơn giá trị 0.886 là thang đo tốt. Cả 5 nhân tố đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đo lường nhân tố cảm nhận dễ dùng tác động thế nào đến quyết định, dự định dùng mobile banking. Nhận xét được là hai biến DD1, DD2 có đóng góp nhiều cho việc đo lường của khái niệm nhân tố cảm nhận dễ dùng của khách hàng đối với sản phẩm mobile banking.

“AT: Nhân tố cảm nhận an toàn và bảo mật” có 3 biến quan sát thu được hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0.839 - Cronbach’s Alpha. Cùng với đó, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,4 hoản toàn thỏa mãn. Như vậy, ta kết luận được các biến đều là thang đo tin cậy và các đo lường nhân tố cảm nhận an toàn và bảo mật có liên kết với nhau. Biến AT2 được coi là biến đóng góp vai trò quan trọng nhất cho thang đo chung.

“CP: nhân tố cảm nhận chi phí tài chính của khách hàng” với 2 biến quan sát CP1, CP2 thu được hệ số Cronbach’s Alpha là 0.735 lớn hơn 0.6 được coi là phù hợp. Để đo lường cảm nhận chi phí tài chính thì có thể sử dụng được thang đo này.

“AH: nhân tố ảnh hưởng xã hội” có 3 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại đều lớn hơn 0.6 và nhỏ hơn 0.848. Đồng thời hệ số tương quan của 3 biến tổng thỏa mãn lớn hơn 0,4. Do vậy, thang đo được tạo nên từ tập hợp các biến quan sát này là tin cậy. Các biến có liên kết với nhau trong đo lường yếu tố ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến dự định của khách hàng dùng dịch vụ ngân hàng điện thoại - mobile banking. Trong 3 biến quan sát thì biến AH2 có ảnh hưởng đóng góp nhất cho khái niệm nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng xã hội.

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .812

“DK: nhân tố điều kiện thuận lợi” hệ số tương quan biến- tổng lớn hơn 0.4 chứng tỏ các biến đều có ý nghĩa cho việc đo lường khái niệm nghiên cứu nhân tố điều kiện thuận lợi.

Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.807. Nhận thấy, nhân tố điều kiện thuận lợi nếu loại bỏ biến quan sát DK3 sẽ cho hệ số này tốt hơn. Tuy nhiên, các item (câu hỏi đo lường) đều được trải qua giai đoạn tìm tòi, quá trình nghiên c ứu, khảo sát, rất khó để có số liệu, và biến DK3 có ý nghĩa. Vì vậy, biến DK3 được tác giả giữ lại tiếp tục nghiên cứu.

Hai biến DK1 và DK2 có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lần lượt là 0.684 và 0.627 nhỏ hơn 0.807 được coi là thang đo đo lường tin cậy cho nhân tố điều kiện thuận lợi.

“QD: Nhân tố thái độ, quyết định, dự định của khách hàng” với 3 mục hỏi có hệ số tương quan của 3 biến - tổng đều lớn hơn 0,4. Đồng thời, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,856. Tập hợp các biến quan sát này có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều lớn hơn 0.6 và nhỏ hơn 0.856. Do đó, các biến này đều là thang đo có tin cậy cao, các đo lường có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau có ý nghĩa cho khái niệm nghiên cứu quyết định, dự định dùng dịch vụ sản phẩm mobile banking của khách hàng. Trong đó, biến quan sát QD2 có giá trị ý nghĩa nhiều nhất cho thang đo chung.

Tóm lại, kết quả phân tích thu được hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm (trừ nhóm chi phí) đều lớn hơn 0.8 chứng tỏ thang đo rất tốt, các biến quan sát trong mô hình đều có nghĩa, các câu hỏi đều đo lường chính xác khái niệm nghiên cứu và được giữa lại để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu 800 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w