Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu 706 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại tân đông dương hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35)

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang còn nằm trên dây chuyền sản xuất, đang còn tiếp tục sản xuất gia công chế biến để hoàn thành. Chi phí sản xuất trong kỳ có liên quan tới cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Vì vậy, để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành phải đánh giá sản phẩm dở dang.

Việc đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý là yếu tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ mà khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành cuối kỳ phải gánh chịu. Tùy theo đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp mà có thể áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:

1.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp a. Điều kiện áp dụng

Phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trên tổng chi phí sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện, chi phí khác được đánh giá là không đáng kể trên tổng chi phí sản xuất, lượng sản phẩm dở dang ít và không có biến động nhiều giữa đầu và cuối kỳ sản xuất. Do đó, chỉ có chi phí NVLTT được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành và phân bổ cho cả sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn các chi phí khác không nhiều sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.

b. Công thức tính

Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi

Giá trị SPDD _ phí phát sinh ,ro,'lgkỳ .. _____„D„ <.,,,

2., , =--- x Số lượng SPDD cuối kỳ

cuối kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ

Trong đó: Chi phí phát sinh trong kỳ được xác định là chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.

1.2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 27 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trên tổng chi phí sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, các chi phí khác chiếm tỷ trọng không quá nhỏ trong tổng chi phí sản xuất và có biến động lớn giữa đầu và cuối kỳ sản xuất. Do đó, tất cả các chi phí đều được tính cho cả giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ (SPDD cuối kỳ được quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tủy theo mức độ hoàn thành). Phương pháp này cho ra kết quả tính toán có mức độ chính xác cao hơn vì chi phí sản phẩm dở dang được tính dựa trên đẩy đủ các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ.

b. Công thức tính

Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí

GiatnSPDD = phát ' lllh trong kỳ_____________________ χ Số lượng sản phẩm

cuối kỳ „r, , ,≈ ... tương đưong Số lượng sản phẩm hoàn thành

+ Số lượng sản phẩm tương đương

Trong đó, số lượng sản phẩm tương đương được xác định bằng cách: Số l""1'g± phẩm = Giá trị SPDD cuối kỳ x Mức độ hoàn thành tương đương

1.3. Ke toán giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.3.1. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, công việc lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Việc xác định đối tượng tính giá thành là khâu rất quan trọng và là khâu đầu tiên trong toàn bộ quy trình tính giá thành sản phẩm. Do đó, kế toán sẽ căn cứ vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, loại sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, tính chất của từng loại sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp.

Đối với đặc điểm tổ chức sản xuất:

- Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, tách biệt từng sản phẩm rõ ràng thì mỗi sản phẩm sẽ được xác định là một đối tượng tính giá thành.

- Doanh nghiệp tổ chức sản xuất sản phẩm hàng loạt thì mỗi loạt sản phẩm được sản xuất ra sẽ được tính là một đối tượng tính giá thành.

Giá thành thực tế của nhóm sản phẩm ( theo từng khoản mục)

Tổng tiêu chuẩn phân bổ ( theo từng khoản mục)

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 28 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Đối với đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất:

- Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất sẽ được xác định là đối tượng tính giá thành.

- Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành được chia ra theo từng giai đoạn hoàn thành hoặc từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm.

1.3.2. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp thành giá thành là phương pháp được kế toán sử dụng nhằm tập hợp chi phí trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của sản phẩm. Tùy theo từng đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của của doanh nghiệp mà có những phương pháp tính giá thành khác nhau. Có 6 phương pháp tính giá thành chính bao gồm:

- Phương pháp tính giá thành giản đơn

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số

- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

- Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

- Phương pháp tính giá thành phân bước

Trong đó, phương pháp được đánh giá là phố biến và được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp sản xuất bao gồm:

1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn a. Điều kiện áp dụng

Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất một loại sản phẩm như: bánh kẹo, điện, nước,...

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 29 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

b. Công thức tính

Trên cơ sở dữ liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ và sản phẩm dở dang đã được xác định, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn áp dụng công thức sau:

Tổng giá thành sản _ Giá trị SPDD đầu ty + Chi phí sản xuất - Giá trị SPDD cuối kỳ

phẩm hoàn thành trong kỳ

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành : Số lượng sản phẩm hoàn thành

1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức) a. Điều kiện áp dụng

Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp tạo được nhiều sản phẩm cùng loại, nhiều chủng loại phẩm cấp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm.

b. Công thức tính

Để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, định mức cần căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý. Trong đó, tiêu chuẩn để phân bổ chi phí hợp lý thường là giá thành kế hoạch và giá thành định mức. Sau đó, giá thành sẽ được tính cho từng sản phẩm. Công thức tính giá thành theo tỷ lệ được xác định như sau:

Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục

Giá thành thực tế của = Tổng tiêu chuẩn x Tỷ lệ tính giá thành từng

từng sản phẩm phân bổ (theo từng khoản mục

khoản mục)

1.3.2.3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ a. Điều kiện áp dụng

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 30 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thu được cả thành phẩm chính và thành phẩm phụ trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Sản phẩm chính là sản phẩm mà mục tiêu doanh nghiệp muốn hình thành, sản phẩm phụ là những sản phẩm được tạo ra khi sản xuất sản phẩm chính, là sản phẩm mà doanh nghiệp không mong muốn hình thành. Trên cơ sở dữ liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất tạo cả thành phẩm chính và thành phẩm phụ.

b. Công thức tính

Để xác định tổng giá thành của sản phẩm mục tiêu mà doanh nghiệp sản xuất cần loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm phụ. Từ đó, công thức tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ được xác định như sau:

Tổng giá = Giá trị SpDD + Chi phí sản xuất - Giá trị SPDD - Giá trị sản

thành sản đầu kỳ tr0ng kỳ cuối kỳ xuất sản

phẩm chí^ phẩm phụ

1.4. Các hình thức ghi sổ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, có 5 hình thức ghi sổ kế toán là:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung.

- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái.

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

- Hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ.

- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Mỗi hình thức kế toán đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, chúng được phân biệt qua những đặc điểm về số lượng sổ sách, phương pháp ghi nhận, trình tự ghi chép và tổng hợp số liệu phục vụ cho việc lập BCTC của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào mục tiêu quản lý và đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà kế toán sẽ có lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 31 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Tuy nhiên, đơn vị thực tập áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung nên phạm vi khóa luận phần này chỉ trình bày lý luận về một hình thức ghi sổ kế toán là hình thức ghi sổ Nhật ký Chung.

Ưu điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là: mẫu sổ có kết cấu đơn giản, vừa dễ thực hiện việc ghi chép vừa thuận lợi cho việc phân công công việc cho các kế toán viên. Dễ dàng kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên Sổ Nhật ký chung tại mọi thời điểm.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký chung được trình bày qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Sổ Nhật ký chung

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 32 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sẩn xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất gồm có các khái niệm về chi phí, giá thành, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, chương 1 cũng làm rõ những lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ những cơ sở lý luận đó, trong chương tiếp theo em xin được trình bày những hiểu biết của mình về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tân Đông Dương Hà Nội.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 % so sánh

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 33 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI

TÂN ĐÔNG DƯƠNG HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Đông Dương HàNội Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản xuấtThương mại Tân Đông Dương Hà Nội Thương mại Tân Đông Dương Hà Nội

Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Đông Dương Hà Nội. (Tên viết tắt : Công Ty Đông Dương).

Tên giao dịch: Tan Dong Duong Ha Noi Trading Manufacturing Co.,Ltd

Địa chỉ: Đường B4, Khu B, Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên.

Hình thức sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Mã số thuế: 0900285083

Vốn điều lệ: 16.500.000.000 đồng.

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Đông Dương Hà Nội có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam, thực hiện theo chế độ kế toán độc lập, có con dấu doanh nghiệp riêng, thực hiện tổ chức và hoạt động kinh doanh theo luật Doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2001: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Đông Dương được thành lập.

Năm 2005: Thiết lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất mới với qui mô 13.000 m2 tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai được trang bị những thiết bị , máy móc hiện đại và tối ưu. Do đó, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 công ty đã đạt mức tăng trưởng 200% về doanh thu và sản lượng mỗi năm.

Năm 2006: Từ việc nghiên cứu thị trường và nhận thấy nhu cầu về nguồn cung ngành bao bì công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc đang trong thời kì phát triển

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 34 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

mạnh. Công ty quyết định thành lập chi nhánh Tân Đông Dương tại Gia Lâm - Hà Nội chuyên cung cấp sản phẩm cho các tỉnh Phía Bắc.

Năm 2008: Chi nhánh tại Hà Nội chính thức trở thành công ty con bằng việc đầu tư nhà máy mới tại Khu công nghiệp Phố Nối, Tỉnh Hưng Yên với qui mô trên 10.000 m2 cùng trang thiết bị hiện đại và chi nhánh đã trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm mực in hàng đầu tại khu vực phía Bắc.

Năm 2013 đến năm 2020: Bắt đầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mực in offset cung cấp ra thị trường. Dần khẳng định vị trí là nhà cung cấp hàng đầu đối với mực in flexo và gravure trong ngành công nghiệp bao bì.

Thị trường kinh doanh chủ yếu: Công ty hoạt động rộng rãi trên thị trường tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, khắp các tỉnh trên cả Nước.

Khách hàng chủ yếu: Đơn vị, tập thể, cá nhân, các nhà máy in bao bì như: Công ty TNHH Trần Thành, Công ty TNHH Bao Bì AP, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Khoán Sản Đại Dương, Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Thái Dương, Công ty Cổ Phần Ngọc Diệp,...

Bảng 2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

2017 / 2018 2018/ 2019 Tổng tài sản 43.566.270.072 50.285.138.616 57.116.009.420 15,42 % 13,58% Vốn chủ sở ______hữu______ 16.500.000.000 16.500.000.000 16.500.000.00 0 100 % 100% Nợ phải trả 17.517.357.403 23.557.020.240 28.658.495.34 6 %34,48 21,65% Doanh thu thuần 57.356.491.800 56.222.937.504 067.154.386.30 -1,98% 19,44%

Lợi nhuận sau

______thuế______ 3.151.623.503 2.056.651.340 1.729.395.698 34,74%- 15,91- Tổng số lao động 116 116 120 100% 3,4% Thu nhập bình quân / lao ______động_____ 145.000.000 152.000.000 160.000.000 5% 5,5%

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất

vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã sổ

1 Mực xanh lá BTP G11CB của APH 155G11CB_APH

"2 Thickening 2100 Cone 155TH451_CON

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Đông Dương)

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 35 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy tình hình kinh doanh phát triển đều với chiều hướng tăng trưởng doanh thu qua các năm gần đây.

Doanh thu thuần năm 2018 so với năm 2017 có xu hướng giảm nhẹ tương đương 1,98%, tuy nhiên đã có hướng tăng mạnh sau năm 2019 lến đến xấp xỉ 20% so với năm 2018 tương ứng với số tiền 10,931,448,796 đồng. Bên cạnh đó, các chi phí của công ty còn cao khiến lợi nhuận sau thuế vẫn có xu hướng giảm sau 3 năm. Nguyên nhân khiến doanh thu của công ty Đông Dương có xu hương tăng vào những năm gần đây là do công ty đã dần khẳng định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy hoàn thiện các bộ máy tại công ty giúp hoạt động trở lên hiệu quả hơn và nắm được niềm tin từ khách hàng.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty TNHH Sản Xuất ThươngMại Tân Đông Dương Hà Nội Mại Tân Đông Dương Hà Nội

Từ sự đánh giá và tìm hiểu về nhu cầu của thị trường trong ngành sản xuất. Công ty Đông Dương đã tổ chức và hoạt động kinh doanh với các lĩnh vực như sau:

Một phần của tài liệu 706 kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất thương mại tân đông dương hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w