Phương pháp thành giá thành là phương pháp được kế toán sử dụng nhằm tập hợp chi phí trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của sản phẩm. Tùy theo từng đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của của doanh nghiệp mà có những phương pháp tính giá thành khác nhau. Có 6 phương pháp tính giá thành chính bao gồm:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Phương pháp tính giá thành theo hệ số
- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Phương pháp tính giá thành phân bước
Trong đó, phương pháp được đánh giá là phố biến và được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp sản xuất bao gồm:
1.3.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn a. Điều kiện áp dụng
Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất một loại sản phẩm như: bánh kẹo, điện, nước,...
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 29 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
b. Công thức tính
Trên cơ sở dữ liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ và sản phẩm dở dang đã được xác định, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn áp dụng công thức sau:
Tổng giá thành sản _ Giá trị SPDD đầu ty + Chi phí sản xuất - Giá trị SPDD cuối kỳ
phẩm hoàn thành trong kỳ
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành : Số lượng sản phẩm hoàn thành
1.3.2.2. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức) a. Điều kiện áp dụng
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp tạo được nhiều sản phẩm cùng loại, nhiều chủng loại phẩm cấp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm.
b. Công thức tính
Để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, định mức cần căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý. Trong đó, tiêu chuẩn để phân bổ chi phí hợp lý thường là giá thành kế hoạch và giá thành định mức. Sau đó, giá thành sẽ được tính cho từng sản phẩm. Công thức tính giá thành theo tỷ lệ được xác định như sau:
Tỷ lệ tính giá thành từng khoản mục
Giá thành thực tế của = Tổng tiêu chuẩn x Tỷ lệ tính giá thành từng
từng sản phẩm phân bổ (theo từng khoản mục
khoản mục)
1.3.2.3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ a. Điều kiện áp dụng
KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP 30 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thu được cả thành phẩm chính và thành phẩm phụ trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất. Sản phẩm chính là sản phẩm mà mục tiêu doanh nghiệp muốn hình thành, sản phẩm phụ là những sản phẩm được tạo ra khi sản xuất sản phẩm chính, là sản phẩm mà doanh nghiệp không mong muốn hình thành. Trên cơ sở dữ liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất tạo cả thành phẩm chính và thành phẩm phụ.
b. Công thức tính
Để xác định tổng giá thành của sản phẩm mục tiêu mà doanh nghiệp sản xuất cần loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm phụ. Từ đó, công thức tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ được xác định như sau:
Tổng giá = Giá trị SpDD + Chi phí sản xuất - Giá trị SPDD - Giá trị sản
thành sản đầu kỳ tr0ng kỳ cuối kỳ xuất sản
phẩm chí^ phẩm phụ