2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần INC Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần INC Việt Nam
2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần INC Việt Nam.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần INC Việt Nam Nam
2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần INC Việt Nam
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần INC Việt Nam Tên giao dịch: VIETNAM INC.,JSC
Loại hình hoạt động: Công ty Cổ phần Đại diện pháp luật: Trần Ngọc Thắng Mã số thuế: 0106238355
Ngày cấp: 25/07/2013
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 8, tòa nhà Sannam, số 78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng (bốn mươi tỷ đồng) Giám đốc : Ông Trần Ngọc Thắng
Phó giám đốc: Ông Phan Văn Hùng
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần INC Việt Nam được thành lập ngày 25 tháng 07 năm 2013. Những năm đầu thành lập, công ty là doanh nghiệp nhỏ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng tại địa phương như hệ thống đường xá, trường học, trạm xá, chợ...
Những ngày đầu kinh doanh, công ty đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của công ty còn non trẻ, hơn hết điều khó khăn nhất với doanh nghiệp xây dựng mới thành lập chính là số vốn điều lệ chưa
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro. Song, công ty luôn nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách trong giai đoạn đầu với phương châm định hướng phát triển công ty. Để phát triển lâu dài thì phải có sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, vì vậy chất lượng mỗi công trình hoàn thành phải luôn được đặt lên hàng đầu. Cho đến nay công ty đã đạt được những thành công nhất định, đi vào thời kỳ ổn định hoạt động kinh doanh, đi cùng với đó, doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh cũng như tham gia vào một số những ngành nghề kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ vận tải đường biển, ...
Trên bước đường hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kỷ nguyên công nghệ 4.0 tác động vô cùng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực công ty luôn nhận thức đầy đủ về những khó khăn thử thách phía trước và luôn đặt ra nhiệm vụ chiến lược, luôn phấn đấu không ngừng cập nhập các tri thức công nghệ, nâng cao năng lực, nhằm thỏa mãn một cách cao nhất các yêu cầu của đối tác đối với sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp.
2.1.1.3. Chức năng của công ty
Công ty Cổ phần INC Việt Nam là công ty cung cấp dịch vụ, với hơn 10 năm hình thành xây dựng và phát triển, công ty dần khẳng định được danh tiếng và vị thế của mình trong nhóm các công ty xây dựng, vận tải tại địa phương, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế địa phương thông qua việc hoàn thành xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, chợ đạt chất lượng tốt và hoàn thành đúng kế hoạch. Cùng với sự linh hoạt trong công tác quản lý đã giúp công ty luôn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.4. Nhiệm vụ của công ty
+ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên cơ sở tự chủ và tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế hiện hành.
+ Tuân thủ các yêu cầu về cung cấp dịch vụ vận chuyển cũng như bảo quản các sản phẩm theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
+ Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
+ Quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần INC Việt Nam.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, mỗi công ty sẽ lựa chọn cơ cấu quản lý thích hợp. Vì vậy, để phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, công ty Cổ phần INC Việt Nam đã tổ chức công ty theo phòng ban như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty phòng ban:
Bộ máy quản lý của công ty.
*Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Giám đốc: Ông Trần Ngọc Thắng là người giữ chức vụ quan trọng nhất, cao nhất trong công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toàn thể nhận viên về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp các phòng kế toán và tổ chức hành chính.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: phó giám đốc có nhiệm vụ triển khai thị trường, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác kinh doanh, công tác chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty, cùng với giám đốc tìm kiếm việc làm và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả, đúng pháp luật, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác.
Phó giám đốc phụ trách tài chính: Kiểm tra, khảo sát các nội dung tài chính mà phòng kinh doanh nêu ra. Là người quyết định phương án có được thông qua hay không. Giám sát, điều phối nhân sự, kiểm tra dịch vụ, báo cáo cuối cùng trước khi hoàn thành giao cho khách hàng. Phụ trách toàn bộ công tác tài chính kế toán.
Bộ phận kinh doanh: Cùng với giám đốc và phòng kỹ thuật làm việc với sở và cơ quan liên quan xây dựng định mức, đơn giá, tổng dự toán các công trình, lập hồ sơ mời thầu, lập giá đấu thầu các công trình, tìm hiểu đối tác và ký kết hợp đồng.
Bộ phận kỹ thuật: Thực hiện thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu xây dựng công trình, tổ chức quản lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng công trình, tham gia nghiệm thu công trình. Quản lý kiểm tra các đơn vị thực hiện các mặt bằng, theo đúng mẫu mã quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng đã ký kết.
Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích một cách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày. Tổng hợp, phân tích các thông tin tài chính - kế toán, lập báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, báo cáo quản trị) để phục vụ cho việc ra quyết định của giám đốc và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Tiếp nhận, quản lý hồ sơ thiết kế công trình, hạng mục công trình tổng thầu, nhận thầu của Tổng Công ty để giao cho đơn vị thi công. Kiểm tra dự toán thi công công trình, hạng mục công trình, lập hợp đồng công trình giữa Tổng Công ty với Chủ đầu tư và hợp đồng kinh tế nội bộ Tổng Công ty trình Tổng Giám đốc Tổng Công ty quyết định. Tham gia với Phòng Kỹ thuật về việc kiểm duyệt biện pháp tổ chức thi công các công trình do Tổng công ty tham gia thi công. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công công trình do Tổng Công ty tổng thầu, nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng