2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần INC Việt Nam
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Mỗi đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tổ chức bộ máy kế toán riêng tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ của từng doanh nghiệp mà đơn vị sẽ lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, để đảm bảo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý. Công tác kế toán mà công ty lựa chọn là hình thức kế toán tập trung, xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý của công ty. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tại công ty được thực hiện tại một phòng kế toán duy nhất ở công ty, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý.
Sơ đồ 2.2: Phòng kế toán của công ty gồm
Kế toán trưởng: chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong công ty theo đúng chính sách, chế độ hiện hành. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, việc ghi sổ, từ đó nhập dữ liệu tổng hợp, lập báo cáo tài chính. Là người chịu trách nghiệm về vấn đề tài chính của công ty, tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức hệ thống kế toán, cũng như trong việc ra quyết định về tài chính, đồng thời còn có trách nhiệm đôn đốc theo dõi hoạt động của kế toán viên, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về số lượng và chất lượng báo cáo tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Kế toán viên: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của toàn bộ chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi tình hình thu tiền mặt, cập nhập vào sổ sách hằng ngày, theo dõi tiền gữi ngân hàng bằng Việt Nam đồng, theo dõi các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Với các ngân hàng cuối tháng đối chiếu và xác định số dư tiền mặt và các loại tiền gửi ngân hàng, đồng thời lên bảng kê khi có các tài khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền vay. Theo dõi ngày công và tính lương cho nhân viên công ty.
Thủ quỹ: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hóa về mặt số lượng và giá trị tại kho, ghi chép chi tiết và tổng hợp lên bảng kê phiếu nhập kho, xuất kho. Hằng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được kí duyệt, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật sổ quỹ tiền mặt hàng ngày, đối chiếu số tồn quỹ với kế toán vốn bằng tiền và lập báo cáo tồn quỹ cung cấp cho phòng kế toán và phòng ki nh doanh.
Thủ kho: Bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu trong kho. Kiểm soát hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu không sửa chữa tẩy xoá. Hàng nhập trước xuất trước, chú ý thời hạn sử dụng. Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi đối chiếu số lượng và chất lượng chính xác. Lưu giữ phiếu xuất nhập đúng chế độ hiện hành của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra các hàng tồn kho, sổ sách cập nhật. Định kì báo cáo tình hình: tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lí. Có trách nhiệm phòng gian bảo mật, khi phát hiện có vấn đề nghi vấn trong xuất, nhập và an toàn hàng hoá phải báo cáo ngay cho trưởng phòng hoặc trưởng khoa và giám đốc bệnh viện. Chú ý phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống mối mọt, chống chuột.