Dự án phát triển thẻ trả trước:

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁT HÀNH THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Sản phẩm thẻ trả trước dự kiến khai trương vào năm 2011 nhằm mục đích đa dạng sản phẩm thẻ, tận dụng các phân đoạn thị trường khác nhau để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho hoạt động thẻ. Vietcombank đã và đang tiến hành các thủ tục với các đối tác Onepay và VPS và TCTQT Visa để sớm đưa thẻ trả trước vào thị trường.

- Dự án kết nối trực tiếp với TCTQT JCB: để tái cơ cấu tổ chức và cải

hoạch này TCTQT JCB yêu cầu các Ngân hàng thành viên chuyển đổi từ mô hình kết nối gián tiếp thông qua TCTQT MasterCard sang mô hình kết nối trực tiếp với JCB. Nhờ có mô hình kết nối trực tiếp này, mức phí mà Vietcombank phải trả cho hoạt động sử dụng của thẻ thanh toán quốc tế với JCB sẽ thấp hơn đáng kể so với mô hình kết nối giữa NH và TCTQT JCB hiện nay.

- Dự án kết nối trực tiếp với TCTQT Diners Club: TCTQT Diners Club

đã có ý kiến đề xuất chuyển đổi mô hình thanh toán thẻ Diners của Vietcombank vào năm 2010, thay vì tiếp tục làm đại lý phát triển ĐVCNT cho Diners Club ThaiLan, VCB sẽ trở thành đại lý thanh toán thẻ Diners trên cơ sở kết nối trực tiếp với TCTQT Diners Club. TCTQT Dinners Club đang thăm dò nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường thẻ VN, theo đó, là NH kết nối thanh toán thẻ đầu tiên trực tiếp với Diners tại VN chắc chắn sẽ có ý nghĩa quan trọng là ưu thế cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank, mà trước mắt sẽ đem lại cho NH cơ hội tiếp cận được sự hỗ trợ của TCTQT Diners Club về ngân sách marketing cũng như về các nghiệp vụ liên quan để thúc đẩy phát hành và thanh toán thẻ Diners tại Việt Nam.

1.2.3.3. Hoạt động Marketing

Marketing và dịch vụ khách hàng trong đẩy mạnh phát hành thẻ bao gồm toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách hàng (ĐVCNT và chủ thẻ), thuyết phục họ tiếp cận, quyết định và lựa chọn phương thức thanh toán phi tiền mặt này và trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng.

- Tổ chức Chương trình Thẻ Master MTV, Vietcombank phát hành thẻ cho tập đoàn dầu khí Petrovietnam, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam VTC, Trung tâm Truyền hình cáp - Đài Truyền hình TP.HCM (HTVC), thực hiện các chương trình khuyếch trương thẻ nhân dịp triển lãm du lịch VN; với thẻ tín dụng Visa, Vietcombank triển khai chương trình “Visa

Vietnam Merchant Acquisition” trao thưởng cho các chi nhánh ký mới Hợp đồng ĐVCNT; với thẻ Connect24 Visa, Vietcombank áp dụng cơ cấu thưởng đối với nhân viên phát hành thẻ 3.000 VNĐ/thẻ, tổ chức các chương trình khuyến mãi, tuần lễ mua sắm tại Diamond Plaza, Sài Gòn Center tại TP HCM và Vincom Tower tại Hà Nội; với thẻ Amex Bông sen vàng, các khách hàng đã được áp dụng cơ cấu tính điểm thưởng mới linh hoạt và nhiều lợi ích cho khách hàng hơn để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ để chi tiêu; với thẻ tín dụng Master, Trung tâm Thẻ đã triển khai chương trình “True Pleasure” quảng bỏ thương hiệu cho các ĐVCNT. Các ĐVCNT được TCTQT Mastercard tài trợ in bộ ấn phẩm và các chủ thẻ thanh toán bằng thẻ master tại các ĐVCNT này đều được hưởng ưu đãi về giá.v.v…

- 1 số chương trình quảng bá hình ảnh mà Vietcombank đã tổ chức như hợp tác với Hãng hàng không Malaysia Airlines, các chương trình quảng cáo trên truyền hình như : Tôi Yêu VN, Chương trình ca nhạc MTV, quảng cáo về sản phẩm thẻ Amex, MTV MasterCard và với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm

thẻ đa dạng nhất Việt Namđược Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào

ngày 28/06/2008 là 1 hoạt động quảng bá thành công nhất của Vietcombank. - Đa dạng hóa sản phẩm và hình thức thẻ: ngoài các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế đã có, Vietcombank dự kiến triển khai đề án Phát triển thẻ trả trước quốc tế Pre-paid nhằm tận dụng các phân đoạn thị trường khác nhau, từ đó tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho hoạt động thẻ.

Với những nỗ lực trong lĩnh vực marketing thẻ thanh toán của mình, năm 2010, Vietcombank đã được TCTQT MasterCard vinh danh là một trong 4 ngân hàng thành viên trên toàn cầu thực hiện chương trình marketing kích thích sử dụng thẻ thành công nhất với danh hiệu “Finalist - Best Promotion Program 2010”.

Biểu đồ 1.4. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) (lũy kế) của Vietcombank giai đoạn 2008 - 2010

Nguồn: Trung tâm thẻ Vietcombank

- Mạng lưới ĐVCNT của Vietcombank: Tính đến 12/2010, Vietcombank đã phát triển được mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp trên cả nước với gần 11.000 điểm chấp nhận thẻ, từ 2008 đến 2010, trung bình mỗi năm mở rộng thêm khoảng 1500 ĐVCNT. Các ĐVCNT của Vietcombank chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ quốc tế (bao gồm cả thẻ chip, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế) và các loại thẻ nội địa do Vietcombank phát hành (thẻ Connect24 và thẻ SG24).

- Hệ thống kênh phân phối thẻ: hoạt động phát hành thẻ của Vietcombank chủ yếu qua kênh phân phối truyền thống: gồm các chi nhánh và ngân hàng đại lý, nhân viên phát hành thẻ và cộng tác viên phát hành thẻ. Là 1 trong những NH lớn nhất VN, Vietcombank có 71 chi nhánh bao trùm hầu khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Nhờ có hệ thống phân phối thẻ lớn mạnh mà nhiều năm liền Vietcombank luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong hoạt động phát hành

thẻ, đặc biệt năm 2010, phát hành được 1 triệu thẻ các loại, gấp hơn 1,5 lần so với kế hoạch năm 2009. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn chưa có kênh phân phối thẻ qua mạng mà khách hàng vẫn phải trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng mới đăng kí dịch vụ này được. Do vậy, Vietcombank cần xem xét để có thể triển khai hình thức phân phối thẻ này trên hệ thống của mình.

1.2.3.5. Hoạt động quản lý rủi ro và tra soát khiếu nại

Công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho hệ thống ATM cũng đạt được những kết quả khả quan. Điển hình là việc phát hiện, điều tra và ngăn chặn kịp thời vụ việc lắp đặt thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ tại máy ATM, ngăn chặn hiệu quả hiện tượng rút tiền mặt bằng thẻ bất thường tại nước ngoài nhằm thu lợi do chênh lệch tỷ giá như ở Campuchia, Singapore…, ngăn chặn các giao dịch đánh bạc, cá độ bóng đá qua internet, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ việc gian lận tại các ĐVCNT...

Tuy vậy, tình hình tội phạm thẻ diễn ra rất phức tạp với các hình thức ăn cắp thông tin khách hàng, giao dịch bằng thẻ giả, lắp đặt camera trong các máy ATM để đánh cắp mật mã thẻ thanh toán …Đặc biệt, trong các tháng cuối năm 2010, hiện tượng cắt phá két để trộm cắp tiền trong máy ATM một cách liều lĩnh và trắng trợn của bọn tội phạm xảy ra liên tục với một số ngân hàng khác trên thị trường khiến cho việc hạn chế rủi ro trở thành 1 vấn đề khó khăn cho Vietcombank nói riêng và hệ thống NH nói chung, đòi hỏi phải có sự can thiệp kịp thời, quyết liệt của các cơ quan chức năng như NHNN, Bộ Công an…

Vì vậy, trong những năm qua, ngoài hợp tác với các cơ quan chức năng, Vietcombank còn tích cực học hỏi kinh nghiệm quản lý của các TCTQT, giám sát chặt chẽ các giao dịch thẻ để hạn chế và giảm tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ của khách hàng.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh phát hànhthẻ thanh toán quốc tế thẻ thanh toán quốc tế

1.2.4.1. Số lượng thẻ thanh toán quốc tế của Vietcombank

Mặc dù là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 7 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club, China UnionPay nhưng với 4 thương hiệu JCB, Diners Club, DiscoverCard và China UnionPay thì Vietcombank mới kí kết các hợp đồng là Ngân hàng Đại lý chấp nhận thanh toán cho thẻ của các thương hiệu này mà chưa kí kết hợp đồng phát hành thẻ. Do vậy, số lượng thẻ phát hành hàng năm của Vietcombank là các sản phẩm thẻ liên kết với 3 thương hiệu Visa, Master và American Express.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁT HÀNH THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 31)