Nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 26 - 31)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.4 nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại

Sự phát triển của NQTM, được chứng minh qua 17.000 hệ thống nhượng quyền, kiếm về khoảng hơn 1.000 USD [12] mỗi năm của các quốc gia trên thế giới. Vậy điều gì lại có thể thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đến như vậy? Câu trả lời khá đơn giản: Nhượng quyền thương mại cung cấp một phương tiện để các đối tác mở rộng việc phân phối hàng hóa và dịch vụ của họ một cách thống nhất và toàn diện, bằng cách dựa vào sự đóng góp và đầu tư của những người ở cùng trong chuỗi

tức đầu tư của họ có thể cao hơn rất nhiều.

Thứ nhất, đối với Những doanh nghiệp nhượng quyền

Họ có thể thâm nhập hơn nữa thị trường phân phối sản phẩm cũng như lan rộng tên tuổi, thương hiệu mà họ đang xây dựng. Thậm chí, khu vực đó còn chưa được biết đến những doanh nghiệp đó dù họ nổi tiếng trên thế giới. Mặt khác, việc mở rộng trên không những không phải đầu tư những khoản tiền lớn, họ có thể phát triển nhanh hơn nhiều mà không cần thêm nhân viên hay những chi phí mặt bằng, trang thiết bị, mà phía bên nhượng quyền còn thu được cả những khoản chi phí từ việc nhượng quyền kinh doanh cho chủ thể khác tại địa bàn đó. Khả năng phát triển tổ chức mà không cần tăng chi phí đáng kể sẽ cho phép các nhà nhượng quyền phát triển sự hiện diện bán lẻ của họ và thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thứ hai, đối với những bên nhận nhượng quyền

Có thể nói, đây là bước đi đã được giảm thiểu đi mức độ rủi ro so với chủ thể tự khởi nghiệp. Tỷ lệ thất bại đối với họ là rất cao, khoảng 20% công ty khởi nghiệp không tồn tại được trong năm đầu tiên. Khoảng 50% kéo dài cho đến năm thứ năm, trong khi chỉ 30% vẫn còn hoạt động kinh doanh sau 10 năm. Khi đi đến thời gian 10 năm, tức là thương hiệu của các doanh nghiệp khởi nghiệp đã chứng minh được mình có khả năng đứng vững trên thị trường hàng hóa đầy biến động, tuy nhiên con số đó chiếm phần trăm khá nhỏ trong cuộc sống thực tiễn, chỉ khoảng 10% trong tổng số doanh nghiệp ra đời trong một năm mới có thể làm được điều đó. Nếu điều này nghe có vẻ là một gánh nặng quá lớn, thì con đường nhượng quyền thương mại có thể là một lựa chọn khôn ngoan hơn.

Nhượng quyền thương mại cung cấp cho các doanh nhân một mô hình ổn định, đã được thử nghiệm để vận hành một doanh nghiệp thành công, các lợi ích được công nhận rộng rãi bao gồm một công thức kinh doanh làm sẵn để tuân theo. Nhượng quyền thương mại đi kèm với các sản phẩm và dịch vụ đã được thị trường kiểm nghiệm, và trong nhiều trường hợp, thương hiệu đã khẳng định được giá trị thị trường

của mình. Mô hình giúp bên tham gia sẽ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như marketing, tìm kiếm khách hàng. Đồng thời, họ có thể tiếp tục phát

triển trên nền vốn đã được xây dựng từ trước của bên nhượng quyền thương mại. Đồng thời, bên nhận quyền luôn được hỗ trợ, đổi mới phương thức kinh doanh cũng như danh sách sản phẩm, quảng cáo như của mô hình mẫu của phía bên kia và đã được đảm bảo thực hiện, không xuất hiện sơ sót trên toàn hệ thống của bên nhượng quyền. Điều này giúp cho thương nhân nhận quyền luôn hoạt động sáng tạo, mới mẻ, thu hút được người tiêu dùng trong lúc thị trường và tâm lý của khách hàng thay đổi. Đây là yếu tố của sự phát triển bền vững và ổn định- Kim chỉ nam của các thương hiệu nhượng quyền thương mại.

Ngoài ra, Nhượng quyền thương mại còn có những tác động vô cùng lớn đối với nền kinh tế quốc gia và thế giới. Vậy tác động của nó được thể hiện như thế nào?

NQTM tạo ra những cơ hội kinh doanh ít rủi ro cho các cá nhân, tổ chức tham gia, kích thích làn sóng đầu tư, thúc đẩy doanh thu của các chủ thể đồng thời cũng nâng tỷ lệ GDP của toàn ngành lên cao. Hơn thế nữa, việc này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng xã hội cho Chính phủ, bởi lẽ, khi loại hình này được phổ biến, các cửa hàng nhượng quyền “mọc lên” như nấm, tỷ lệ thất nghiệp của người dân cũng được giảm bớt khi cơ hội việc làm tăng cao. Không chỉ vậy, NQTM đặc biệt có vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế, nhất là những quốc gia đang phát triển, có những thị trường kinh tế tự do, thiếu định hướng và kinh nghiệm kinh doanh. Vậy mô hình NQTM chính là lựa chọn hàng đầu để đầu tư khi những doanh nghiệp nhượng quyền mở rộng phạm vi hoạt động, đưa đến những kinh nghiệm quản lý, phương pháp thu hút người tiêu dùng hoặc thay đổi theo văn hóa vùng miền mà doanh nghiệp đó đang khai thác tiềm năng ngoài ra còn có thể giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống tại quốc gia đó.

Những việc nói trên, góp phần vào xu thế toàn cầu hóa, hội nhập thế giới của các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển. Nó mang đến những cơ hội mở rộng các mối quan hệ thương mại với các thị trường khác một cách nhanh chóng và giản đơn nhưng không mất đi bản sắc dân tộc. Đồng thời khuyến khích ý thức chia sẻ thế mạnh mà “hàng hóa- dịch vụ” của NQTM đưa đến cho những chủ thể kinh doanh khác. Tất cả những tác động đó là những nguyên nhân chính thu hút sự đầu tư, chú ý của những các nhân, doanh nghiệp đổ xô vào Franchise (Nhượng quyền

thương mại).

Không thể phủ nhận những tiềm năng mà NQTM đem đến, tuy nhiên, việc làm nào cũng có hai mặt và NQTM không ngoại lệ. Thậm chí, các chuyên gia kinh tế liên tục cảnh báo những rủi ro thường thấy của mô hình này và khuyên những nhà đầu tư phải thật sự lý trí khi chọn lựa những bước đi thật minh mẫn và đúng đắn. Tại sao họ lại nói vậy? Bởi lẽ, nó mang lại những bất lợi tiềm ẩn cho cả hai bên chủ thể. Đó là chi phí quá cao so với doanh thu có thể thu lại được từ khu vực cụ thể, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều phía như vị trí- địa lý không được thuận lợi, thương hiệu, sản phẩm đó không chiếm được thiện cảm người địa phương tại đó hay có thể không thể tự do quyết định phương pháp kinh doanh hoặc sản phẩm của bên nhận nhượng quyền. Mặt khác về phía nhượng quyền cũng có thể gặp khó khăn khi thực hiện nhiều hoạt động nhượng quyền cho các chủ thể khác nhau mà không có sự điều chế khiến cho hệ thống đồng bộ- bền vững bị sụp đổ bởi yếu tố cạnh tranh luôn tồn tại. Đây có thể là rủi ro, thiệt hại lớn gây nên sự sụp đổ của cả một hệ thống thương hiệu lớn mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những nghiên cứu, tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, cách thức của hoạt động NQTM, ta có thể rút ra được một số kết luận sau:

Hoạt động NQTM xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa, loại hình này liên tục được đổi mới, sáng tạo, ngày càng thể hiện sự tối ưu với các chủ thể tham gia kinh doanh, là động lực để thúc đẩy các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là pháp luật. Khi một quan hệ xã hội có sự biến đổi thì buộc hệ thống pháp luật phải có sự điều chỉnh để nhằm khắc phục những hậu quả pháp lý bị kéo theo. Trên thế giới, hoạt động NQTM tồn tại dưới nhiều hình thức, tuy nhiên, chúng chỉ khác nhau về tiêu chí phân loại còn về bản chất, đều giống nhau, đó là sự chuyển giao quyền thương mại giữa các thương nhân từ đó, mở rộng phạm vi hoạt động nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống cũng như chất lượng của thương nhân nhượng quyền.

NQTM là hoạt động do các thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, từ đó, thương nhân nhượng quyền cho phép thương nhân khác được kinh doanh quyền thương mại dưới tên thương hiệu của mình tại một địa điểm khác. Quyền thương mại đó là quyền kinh doanh thương mại với các đối tượng gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ. NQTM có những đặc trưng riêng biệt về chủ thể, về đối tượng của loại hình: tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, ... Đặc biệt, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống NQTM cũng tạo ra lợi thế đặc biệt khi thỏa thuận, đàm phán giữa các chủ thể khác. Đây là điểm quan trọng, móc xích trong chuỗi nhượng quyền, nếu tính thống nhất, đồng bộ trên bị phá vỡ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hệ thống nhượng quyền bị sụp đổ.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng về thực trạng pháp luật Thế giới là điều cần thiết. Từ đó, ta có thể tìm ra những điểm chưa hợp lý của hệ thống pháp luật trong nước về NQTM, đưa ra những cái nhìn khách quan hơn nữa về quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng cùng điều chỉnh về Hoạt động NQTM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w