Khái niệm Hợp đồng NQTM

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 43 - 59)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.5.1. Khái niệm Hợp đồng NQTM

dân sự”, ngoài ra, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ khái niệm, định nghĩa nào

về hợp đồng NQTM. Tuy nhiên, theo tiền đề nêu trên kết hợp với các đặc điểm, nội dung của hoạt động thương mại, ta có thể hiểu, hợp đồng nhượng quyền thương mai là sự thỏa thuận giữa các chủ thể- có tư cách thương nhân làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại.

Nhưng rõ ràng, đây là điểm thiếu sót của hệ thống pháp luật Việt Nam, tại Luật Thương mại 2005 chỉ có những điều luật miêu tả bản chất, hình thức của hoạt động Nhượng quyền thương mại, chưa có một quy định cụ thể nào khái quát được định nghĩa của hợp đồng khiến cho những chủ thể khác tự liên hệ với những quy định đã có để có thể giải thích cho khái niệm Hợp đồng NQTM. Việc này khiến cho thuật ngữ đó không có tính chính thống, tính hợp pháp và chính xác trong bối cảnh hiện nay, dù điều đó là rất cần thiết.

Hiệp ước Cộng đồng chung Châu Âu (EEC) nhận định Hợp đồng NQTM là:

“Một thỏa thuận trong đó, một bên là bên nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng khai thác một quyền thương mại nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lấy một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định. Hợp đồng này quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên liên quan đến: (i) việc sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung; (ii) việc trao đổi công nghệ giữa các bên nhượng quyền và bên nhận quyền; (iii) việc tiếp tục thực hiện của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền thương mại còn hiệu lực”1

Mặt khác, Chính phủ nước Nga quy định rằng: “Theo Hợp đồng nhượng

quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng

khác như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vu,..n tại Chương 54, Bộ luật Dân sự Nga.

Tại Đức, Hà Lan thì Hợp đồng NQTM được pháp luật đưa ra khái niệm như sau: hợp đồng NQTM là sự tập hợp mọi thỏa thuận của các bên tham gia mô hình này, nội dung hợp đồng bao gồm dự chuyển giao yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp mà bên nhượng quyền trao cho bên

nhận quyền để kinh doanh và hoạt động; Sự tham gia, giúp đỡ từ phía bên nhượng quyền về phương thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý hay quảng cáo sản phẩm- dịch vụ trong quá trình hoạt động theo hệ thống nhượng quyền. Cuối cùng là nghĩa vụ, cam kết về những hoạt động mua bán, chất lượng sản phẩm, đặc biệt tài chính của các bên [14].

2.1.5.2. Hình thức của hợp đồng NQTM

Pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng và khác biệt với các hệ thống pháp luật trên thế giới về hình thức hợp đồng nhượng quyền. Cụ thể theo điều 285, Luật thương mại 2005 quy định rõ: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải

được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Ngoài hình thức là văn bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn có thể tồn tại dưới dạng Fax, Telex, dữ liệu điện tử, ... Quy định bắt buộc về hình thức là biện pháp bảo vệ các bên khi phát sinh tranh chấp, rủi ro, hợp đồng có thể là căn cứ để cơ quan có quyền lực xem xét.

Không chỉ là về hình thức, Nghị định 35/2006/NĐ-CP còn đưa ra yêu cầu về

ngôn ngữ được thể hiện trong Hợp đồng. Đó là: “Hợp đồng nhượng quyền thương

mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài” tức là những thương nhân hoạt động Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt

Nam (nhượng quyền trong nước và nhượng quyền từ Nước ngoài vào Việt Nam) đều yêu cầu soạn thảo văn bản hợp đồng có Tiếng Việt là ngôn ngữ chính, ngoài ra có thể soạn song ngữ nhưng nhất định phải có tiếng việt. Những hoạt động nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì có thể theo thỏa thuận của các bên “ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận” Nguyên nhân của

việc quy định trên là tạo thuận lợi về vấn đề tìm hiểu nội dung của các chủ thể tham gia, đặc biệt hơn là tạo điều kiện cho việc xét xử của cơ quan tài phán như Tòa án

Việt Nam hoặc Hội đồng trọng tài khi những rủi ro xảy ra.

2.1.5.3. Các chủ thể trong hợp đồng NQTM

Các chủ thể tham gia buộc phải đáp ứng những điều kiện đã nêu từ phần trên tại mục 2.1.2 và mục 2.1.3. Đó là:

Thứ nhất, các bên muốn tham gia vào hợp đồng NQTM buộc phải có tư cách thương nhân. Thương nhân có thể tồn tại nhiều hình thức theo như Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nhưng chắc chắn phải có đủ yếu tố như là “tổ chức kinh tế

được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh ” theo Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005.

Bên nhượng quyền phải có “hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng

quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm” Quy định này là yêu cầu bắt buộc cho các

chủ thể tham gia nhượng quyền, đây được coi là thời gian thử nghiệm giá trị “quyền thương mại” của họ, đồng thời góp phần chỉ dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể nhận quyền lựa chọn một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro.

Bên nhận quyền buộc phải đăng ký kinh doanh phù hợp với những mặt hàng, dịch vụ cung cấp theo Nhượng quyền thương mại.

Hàng hóa, dịch vụ phải thuộc vào danh mục được phép kinh doanh do Chính phủ Việt Nam ban hành.

Nội dung của Hợp đồng thương mại cũng được đề cập đến tại Điều 11, Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Nó bao gồm: ‘‘Nội dung của quyền thương mại Quyền, nghĩa

vụ của Bên nhượng quyền; Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền; Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”

Tuy nhiên, nó chưa được chi tiết và còn nhiều vướng mắc, liệu đây là hướng mở cho sự sáng tạo của các chủ thể tham gia thỏa thuận hay thật sự là lỗ hổng pháp lý?

Nội dung về quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền có sự tương đồng với hệ thống pháp luật trên thế giới. Phía bên nhượng quyền, theo Điều 286 của Luật Thương mại 2005 thì phía bên thương nhân nhượng quyền thương mại có quyền:

“Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;” Tức là ngoài những chiến lược quảng cáo, quảng bá

cho sản phẩm, dịch vụ của họ tại cửa hàng nhượng quyền, họ còn được phép lựa chọn địa điểm, vị trí kinh doanh cho bên nhận quyền. Thực tế, pháp luật ban hành quy định trên là có cơ sở, vì khi sau thời gian kinh doanh dài trên thị trường, phía bên bên nhượng quyền có những kinh nghiệm và kiến thức nhất định về hoạt động- phương pháp, ví dụ điển hình về hệ thống nhượng quyền thức ăn nhanh như KFC, Lotteria, Pizza 4P, ... thương nhân nhượng quyền nhận định rằng: muốn kinh doanh thức ăn nhanh thì buộc phải chọn địa điểm tại những Ngã tư, trong siêu thị, ... Những chỗ đó tạo ra lợi thế nhất định về lượng tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, trong Hợp đồng nhượng quyền, địa điểm kinh doanh buộc phải được sự chấp thuận hoặc do phía bên nhượng quyền lựa chọn thì mới được phép hoạt động tại nơi đó.

“Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.”. Đây là một quy định pháp luật quan trọng mà Nhà nước

trao quyền cho bên nhượng quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của NQTM. Nhưng ngoài ra, pháp luật không đưa ra hành vi quy định cụ thể của vấn đề kiểm tra, giám soát này, do vậy, bên nhượng quyền có thể tự do đưa ra những yêu cầu hạn chế gây khó khăn cho kinh doanh của chủ thể còn lại từ đó, giới hạn quyền lợi của phía bên nhận quyền. Từ đó, ta có thể thấy, việc giới hạn phạm vi của điều luật trên là cần thiết, quan trọng để bảo vệ những lợi ích nhất định của bên nhượng quyền. Mặt khác, do sự không quy định cụ thể là nguyên do chính để hai bên tự do thỏa thuận, đưa ra những điều kiện có lợi nhất cho phía mình, đây là hiện trạng diễn ra trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Đi cùng với quyền lợi thì phía bên nhượng quyền cũng có những nghĩa vụ tại Điều 287, Luật Thương mại 2005:

“Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;” Việt Nam yêu cầu về tài liệu hướng dẫn trên nhằm bảo đảm sự hợp

pháp và chi tiết những thông tin tiêu biểu dành cho bên nhận quyền. Pháp luật trao cho họ quyền lựa chọn sau khi đã xem xét kỹ lưỡng về thương nhân nhượng quyền. Qua đó, giảm thiểu mức độ rủi ro cũng như bảo vệ những thương nhân non trẻ,

chưa có kinh nghiệm, đưa đến sự chân thực nhất của bên nhượng quyền.

“Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;” Đây cũng là sự bảo đảm cho sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống nhượng

quyền, ngoài ra quy định này cũng đã hạn chế những hoạt động mang tính cá nhân của một số thương nhân nhượng quyền. Nghĩa vụ này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình tiếp nhận “quyền thương mại” của bên nhận nhượng quyền.

“Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;”

“Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; ” Đây là điều kiện tiên quyết dành cho bên nhượng quyền khi muốn

tham gia vào hoạt động đăng ký nhượng quyền. Yêu cầu này vừa đảm bảo quyền lợi cho bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền.

“Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.” Quy định trên nhằm xây dựng cộng đồng nhượng quyền công

bằng, văn minh, tránh vấn đề phân biệt thị trường, gây khó khăn cho bên nhận quyền ở một số khu vực không thể tiếp cận được với sự đổi mới, sáng tạo về hàng hóa, dịch vụ hay phương pháp, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền.

Cũng tương tự như bên nhượng quyền, bên nhận quyền cũng bị chi phối bởi những quyền lợi- nghĩa vụ của mình mà pháp luật Việt Nam quy định từ lúc hai bên chính thức hợp tác, ký hợp đồng đến khi chấm dứt thỏa thuận. Cụ thể theo Điều 288, Luật Thương mại 2005 nêu rõ quyền của bên nhận quyển là:

“Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;” Thực tế, việc đưa ra quy định

này của pháp luật Việt Nam có phần lỏng lẻo, chưa có sự cụ thể mà chỉ mang tính định hướng cho bên nhận quyền. Thực tế, trong Hoạt đồng nhượng quyền, sự trợ giúp về các mặt kỹ thuật, nhân sự hay phương pháp kinh doanh được thực hiện xuyên suốt quá trình bên nhận quyền thực hiện kinh doanh dưới tên thương mại của bên nhượng quyền. Những việc quy định một cách hời hợt của pháp luật đưa đến sự thiếu bảo vệ về vấn đề chuyển giao công nghệ cho bên nhận quyền.

nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. ”. Việc này góp phần

xây dựng cộng đồng nhượng quyền bình đẳng, công bằng cùng phát triển cho các chủ thể tham gia.

Tuy nhiên, quyền lợi của bên nhận quyền chưa thực sự cụ thể, chỉ mang tính bao quát chưa thể bảo vệ họ trong mối quan hệ nhượng quyền phức tạp, đầy tính cạnh tranh cùng các thành phần hoạt động không lành mạnh. Đây là việc mà hệ thống pháp luật Việt Nam cần học hỏi bởi các quốc gia khác trên thế giới.

Tại điều 289, Luật Thương mại 2005, quy định các nghĩa vụ mà phía bên nhận quyền phải đáp ứng và làm theo. Cụ thể:

Một là, ‘‘trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng

nhượng quyền thương mại”;

Hai là, “đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận

các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao ”;

Ba là, “chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng

quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền”;

Bốn là, “giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả

sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt”; Đối tượng

của hoạt động NQTM cũng như của hợp đồng là một “gói quyền” có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như đã nói phía trên: Rằng bí quyết của Bên nhượng quyền là bí mật, độc quyền, và có thể nhận dạng được.

“Độc quyền”: Bí quyết bao gồm thông tin quan trọng về việc quản lý chính xác kinh doanh mà nhượng quyền thương mại áp dụng và được ứng dụng thành công, chỉ riêng chủ thể nhượng quyền sở hữu, nó được tích tụ bởi những kinh nghiệm, kiến thức mà họ phải tốn nhiều công lao, trí não để tổng hợp và hoàn chỉnh.

"Có thể nhận dạng" có nguồn gốc từ thực tế là bí quyết, những thông tin mật, bản vẽ, kỹ thuật, tài liệu, nhãn mác, biểu tượng, báo giá và quy trình bán hàng, quy trình kiểm tra, hệ thống và nhà cung cấp bên ngoài, kế hoạch kinh doanh và tiếp thị và dự kiến, thỏa thuận với bên thứ ba, thông tin khách hàng, hướng dẫn sử dụng của Bên nhượng quyền được mô tả đầy đủ chi tiết trong chương trình đào tạo và trong Sổ tay nhượng quyền thương mại mà Bên nhận quyền sẽ nhận được trên ký Hợp

đồng này.

Đặc biệt, những chủ thể sở hữu thương hiệu nhượng quyền hầu hết buộc phải tham gia đăng ký sở hữu với cơ quan chức năng, yêu cầu được bảo vệ về bản quyền cũng như những quyền lợi liên quan.

Năm là, “ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu

kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại”;

Sáu là, “điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương

mại”;

Bảy là “không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp

thuận của bên nhượng quyền”.

Nếu bên nhận quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định thì bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền và yêu cầu bồi thường từ phía bên nhận quyền. Việc những quy định trên được đưa ra với mục đích hết sức rõ ràng, đó là nghĩa vụ đảm bảo không cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền và trong quan hệ giữ các chủ thể tham gia. Điều này lí giải lý do, trong hợp đồng thực tế hiện nay, các bên đều phải thỏa thuận một nội dung mà luật không hề quy định: Cam kết nghĩa vụ tương lai. Nghĩa vụ này được giải thích như sau: khi bên nhận quyền chấm dứt hợp

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w