7. Bố cục của khóa luận
2.1.6.2. Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
Điểm khác biệt giữa thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống nhất thị trường là chủ thể, với thỏa thuận, cả hai chủ thể cùng tham gia và đóng góp, lôi kéo quyền lợi về phía mình khiến cho cục diện trở nên công bằng, về hành vi thống lĩnh thị trường. Theo pháp luật Việt Nam định nghĩa, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị, lạm dụng vị trí độc quyền là: “hành vi của doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh” theo Khoản 5, điều 3, Luật Cạnh tranh 2018. Các quy
định điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí chi phối thị trường, điều này xuất hiện dày đặc trong hệ thống Nhượng quyền thương mại. Bởi lẽ, vốn dĩ, Nhượng quyền là việc cấp phép một số quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, thiết kế và bí quyết sử dụng và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên nhận quyền của bên NQTM. Do vậy, nó mang tính độc quyền, đặc biệt, lợi thế riêng mà chỉ riêng chủ thể nhượng quyền sở hữu và được phép nhượng quyền sử dụng. Họ có thể sử dụng các kế
hoạch, chính sách nhằm thâu tóm và thống lĩnh thị trường chung, hiển nhiên, việc đó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân cung- cầu và sự cạnh tranh thương mại.
Tương tự như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, những nhà làm luận cũng xây dựng riêng cho hành vi này một chương trong Luật cạnh tranh, nhằm điều chỉnh chi tiết, hướng dẫn hoạt động cho những thương nhân, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: “(i) bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có
khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh; (ii) áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; (iii) hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng; (iv) áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; (v) áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác; (vi) ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác; (vii) hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác”.
Khi áp dụng những định nghĩa, khái niệm của pháp luật Việt Nam vào hoạt động nhượng quyền thương mại, ta sẽ thấy, việc bên nhượng quyền thương mại dựa vào những thế mạnh của mình- giá trị của “quyền thương mại” để buộc những thương nhân nhượng quyền đồng ý, chấp thuận với những điều kiện mà mình đưa ra khiến cho thương nhân nhượng quyền đứng ở vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, như từ những phần trên được phân tích, sự liên minh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động nhằm chèn ép, chống lại sự phát triển của bên thứ ba cũng có thể cấu thành hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường.
Pháp luật cạnh tranh quy định rất rõ ràng về những hành vi đó song thực tế, những hành vi bị cấm lại trở nên không rõ ràng trong hệ thống NQTM. Cụ thể như sau:
Đầu tiên, “áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn
định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng”
Việc áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ là điều bắt buộc trong hệ thống nhượng quyền thương mại, đây cũng là cam kết mà bên Nhượng quyền yêu cầu phía bên nhận phải tuân theo nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hoạt động này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, liệu việc áp đặt giá bán như vậy có hợp lý, công bằng với bên nhận quyền cũng như bộ phận người tiêu dùng không. Trong khi, cùng một điều kiện, chất lượng tương tự nhưng bên nhận quyền lại không được phép lựa chọn những biện pháp để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ để đưa đến cho người tiêu dùng một mức giá ưu đãi hơn. Ngoài ra, mỗi khi bên nhượng quyền thực hiện thay đổi giá cả thì bên còn lại cũng bắt buộc phải làm theo yêu cầu và không được phép phản đối.
Vấn đề này đưa ra ngay lập tức nhận được phản hồi từ phía Nhà nước, căn cứ theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Hành vi áp đặt giá bán hàng
hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây: (i) giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; (ii) không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá” Do vậy, khi
phát sinh việc áp đặt giá cả bất hợp lý, gây ảnh hưởng tiêu cực, vi phạm điều luật trên, bên nhượng quyền sẽ áp dụng những chế tài mà pháp luật ban hành.
Tuy nhiên, có lẽ pháp luật Việt Nam vẫn còn nới lỏng tạo điều kiện cho hoạt động nhượng quyền bảo vệ bản chất của nó nên hành vi áp đặt giá cả chỉ bất hợp pháp khi chủ thể thực hiện là bên nhượng quyền đạt vị thế thống lĩnh thị trường tức là theo khoản 1, điều 24, Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Doanh nghiệp được coi
là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan”.
Thực tế chứng minh, hiện nay, nhiều hệ thống nhượng quyền lợi dụng quy định này để “luồn lách” đưa những điều kiện hà khắc về vấn đề cung ứng hàng hóa- dịch vụ mang tính độc quyền của “quyền thương mại”, bên nhận quyền buộc phải mua kèm những sản phẩm khác của hệ thống vào Hợp đồng NQTM. Họ mất đi sự lựa chọn, mua bán, trả giá mà các thương nhân bình thường sẽ có. Do vậy, đây là vấn đề mà các nhà làm luật cần phải đưa ra những quy chuẩn phù hợp hơn để bảo vệ thương nhân nhận quyền và người tiêu dùng.