Những hạn chế của pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 63)

7. Bố cục của khóa luận

2.3. Những hạn chế của pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt

tùy vào tình hình kinh tế, chính trị cũng như xã hội, Chính phủ và các nhà làm luật buộc phải điều chỉnh những điều kiện, thủ tục- quy định pháp luật nói chung dành cho hoạt động nhượng quyền. Điều này góp phần tăng cường tính quản lý tập trung, nâng cao tinh thần thống nhất pháp luật của Nhà nước pháp quyền hiện nay.

2.3. Những hạn chế của pháp luật về nhượng quyền thương mại tạiViệt Nam Việt Nam

Việt Nam có những điểm tích cực lớn nhưng vẫn không thể phủ nhận những khiếm khuyết hiện vẫn còn đang tồn tại của hệ thống pháp luật. Vấn đề đó đưa khiến cho hiện trạng của hoạt động nhượng quyền chứa đầy những rủi ro, nguy hiểm đến những thương nhân, cộng đồng người tiêu dùng và cả nên pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, quy phạm pháp luật về hoạt động NQTM, các nhà làm luật chỉ mới đề cập tới khái niệm hoạt động NQTM nhưng lại chưa đưa ra quy định về khái niệm cụ thể dành cho hợp đồng NQTM- một đặc trưng không thể thiếu trong quan hệ này. Điều này khiến cho các chủ thể mất sự định hướng của pháp luật khi thỏa thuận với nhau trong hợp đồng, ngoài ra, nó khiến cho những rủi ro pháp lý phát sinh từ hợp đồng dẫn đến hàng loạt những tranh chấp trong loại hình này. Sự thiếu tính chi tiết về nội dung Hợp đồng là một vấn đề yêu cầu quốc hội cùng những nhà làm luật phải xem xét và học hỏi từ những bản hợp đồng NQTM dài tới 20-30 trang của nước ngoài, từ đó mới có thể đảm bảo được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Thứ hai, sự hướng dẫn khái quát từ các điều luật, Nhà nước Việt Nam chỉ đưa ra 08 điều luật ngắn ngủi để quy định hoạt động NQTM nhưng chỉ mang tính định hướng. Văn bản pháp luật hướng dẫn như Nghị định 35/2006/NĐ-CP, thông tư 09/2006/TT-BTM điều chỉnh những hành vi cụ thể về các điều kiện chủ thể, hoạt động, thủ tục cần thiết. Song những quy định trên thực sự chưa đủ rõ nét, cụ thể, chưa đủ rộng để bao quát mọi vấn đề, rủi ro, trong khi nó có những ảnh hưởng và sự phát triển vô cùng to lớn hiện nay.

Theo hệ thống pháp luật nước ngoài, cụ thể Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu EU, họ đề ra hàng nghìn điều luật cùng hàng trăm văn bản quy phạm hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đăng ký, yêu cầu cụ thể về bản tiết lộ thông tin (FDD), quy tắc FTC được ban hành vào năm 1979, những bản án nổi tiếng (Án lệ Pronuptia, án lệ Siegel v Chicken Delight, Inc, ...) đều được phổ biến về mô hình NQTM. Từ đó, việc quy định một cách sơ sài, thiếu tính chi tiết, cụ thể khiến cho hoạt động này trở nên không rõ ràng trong mắt các chủ thể.

Thứ ba, tất cả những quy định về quyền và nghĩa vụ các bên chỉ mang tính định hình, định hướng. Đây cũng là điểm tiêu cực lớn nhất trong pháp luật Việt Nam nói chung và hợp đồng NQTM nói riêng. Chính sự quy định ấy khiến cho các thương nhân phát sinh ra nhiều rủi ro, tranh chấp. Điển hình như tại khoản 1, điều 288, Luật Thương mại 2005 quy định: “Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung

cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại”,

nhưng Quốc hội không đưa ra khái niệm cụ thể về trợ giúp kỹ thuật, từ đó các bên chủ thể kiện tụng nhau rằng bên nhượng quyền không thực hiện nghĩa vụ, việc phải chứng minh trợ giúp kỹ thuật từ phía bên nhận quyền là một điều vô cùng khó khăn đối với họ cũng như Tòa án.

Ngoài ra, Luật cạnh tranh của pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh hết được hoạt động hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền. Chính phủ tuy đã nhận biết về đặc trưng cơ bản là tính đồng bộ hệ thống của loại hình này nhưng không đưa ra những trường hợp ngoại lệ nhằm quy định chi tiết hơn đối với quan hệ này. Điều này, các nhà làm luật nước ta phải học hỏi thêm về các quy định pháp luật, án lệ của hệ thống pháp luật nước ngoài như Hoa Kỳ, Anh quốc,...

Việt Nam chưa làm tốt trong khâu nhận định và điều hướng thị trường. Nguyên nhân này khiến Chính phủ ta phải thực sự công nhận yêu cầu khách quan hiện nay là xem xét lại bản chất- đặc trưng của quan hệ NQTM để có thể “lồng ghép” được vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh chung. Đồng thời, Nhà nước chưa đưa pháp luật tiếp cận đến các thương nhân tham gia quan hệ NQTM, các chủ thể tìm hiểu qua các kênh tin tức không chính thống dẫn đến tình trạng hiểu sai về nguyên tắc hoạt động mà Chính phủ áp dụng với hoạt động trên. Điều này đã góp phần tạo nên môi trường kinh doanh thiếu tính công bằng, trong sạch qua

các hành vi mang tính tiêu cực của một số các nhân, tổ chức. Sự đào tạo về thái độ cũng như kiến thức nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức tiếp dân nhằm giải đáp thắc mắc chưa thực sự chỉn chu. Đây là một vấn nạn trong việc quản lý của Nhà nước, nếu không sửa được điểm này thì không chỉ hoạt động thương mại, các chủ thể khác cũng có thể gặp những khó khăn khi không được tạo điều kiện. Sự quản lý thiếu chặt chẽ của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động này là một trong những nguyên nhân chính lý giải tại sao mô hình này có đầy đủ tiềm năng phát triển, đưa thị trường Việt Nam “nở rộ” trên trường quốc tế nhưng hiện tại vẫn “dậm chân tại chỗ” như vậy.

2.4. Kinh nghiệm của hệ thống pháp luật trên thế giới về Nhượng quyền

thương mại

Hàng loạt các án lệ về NQTM xuất hiện bởi những cam kết, ràng buộc mập mờ giữa các bên tham gia khiến phát sinh tranh chấp, điển hình như án lệ Siegel v Chicken Delight, Inc, Chicken Delight tiến hành nhượng quyền cho các cửa hàng với ưu đãi không thu phí Franchise cũng như là các khoản phí liên quan đến thương hiệu, bản quyền, tuy nhiên, họ lại lợi dụng những lợi thế về mặt độc quyền yêu cầu phải mua thiết bị nấu ăn, bao bì đóng gói và một số vật liệu khác với giá cao hơn giá các sản phẩm cùng loại mà các nhà cung cấp khác bán ra. Tòa án Liên Bang Mỹ đã phán quyết Chicken Delight vi phạm pháp luật Cạnh tranh Hoa Kỳ [23].

Án lệ Pronuptia là một vụ tranh chấp nổi tiếng đặc trưng trong NQTM do Tòa án Tư pháp Châu Âu xử lý, bao gồm hai bên tham gia: bà Schillgallis (bên nhận NQTM) và Pronuptia de Paris (bên nhượng quyền) đã ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Schillgallis được mở 3 cửa hàng bán áo cưới, áo dạ hội và các sản phẩm liên quan mang thương hiệu Pronuptia de Paris tại 3 thành phố Hamburg, Oldenburg và Hanover của nước Đức, đồng thời các bên cũng đưa ra những thỏa thuận về hành vi hạn chế cạnh tranh, bên nhận quyền được phép độc quyền phân phối tại những địa điểm trên, bên nhượng quyền không được phép bán lại quyền đó cho bất kỳ bên thứ 3 nào hoạt động trên địa bàn mà bà Schillgallis đã bán. Ngược lại, phía bên Pronuptia de Paris cũng yêu cầu: “chỉ bán hàng hóa mang nhãn hiệu Pronuptia de Paris” tại các cửa hàng xác định được trang trí theo hướng dẫn của bên nhượng quyền và không được chuyển cửa hàng sang địa điểm mới,

không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý của bên nhượng quyền; buộc phải mua 80% sản phẩm áo cưới và phụ liệu kèm theo từ bên nhượng quyền và chỉ mua các sản phẩm còn lại từ các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chấp thuận; tham khảo giá bán được đề nghị bởi bên nhượng quyền nhưng không ảnh hưởng đến quyền được tự do định đoạt về giá của bên nhận quyền; không cạnh tranh với các cửa hàng Pronuptia ngoài phạm vi lãnh thổ được phân chia trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng và 1 năm sau khi chấm dứt hợp đồng.” [17]

Tranh chấp phát sinh khi phía bên nhận nhượng quyền liên tục sử dụng mà không trả, vi phạm Điều 81(1) EC, do vậy hợp đồng NQTM nói trên bị vô hiệu theo quy phí duy trì, bà Schillgallis cho rằng thỏa thuận nêu trên của các bên hạn chế cạnh theo quy định của Điều 81 (2) TEC, từ đó, họ không phải thanh toán tiền duy trì. Tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét trên cơ sở bản chất của loại hình Nhượng quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên Tòa án Tư pháp Châu Âu ra đưa ra những quan điểm: sự bảo mật tuyệt đối về thông tin, bí quyết kinh doanh và đồng bộ hệ thống nhượng quyền là những điều căn bản cần được bảo vệ do tính “đặc biệt”, từ đó có thể nói rằng bên nhượng quyền được sự thỏa thuận, đưa ra những phương pháp nhằm bảo vệ, tránh bị lộ những bí mật trên cho đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, “buộc phải mua 80% sản phẩm áo cưới và phụ liệu kèm theo từ bên

nhượng quyền và chỉ mua các sản phẩm còn lại từ các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chấp thuận”, theo ECJ, đây cũng là thỏa thuận đảm bảo tính đồng

bộ, thống nhất mà bên nhượng quyền được phép đưa ra mà không vi phạm vào Điều 81 (1) TEC, theo thỏa thuận độc quyền khu vực của Mrs Schillgallis cũng gây ra hậu quả mà Luật cạnh tranh nghiêm cấm: các điều khoản liên quan đến phân chia thị trường, ấn định giá, hạn chế số lượng bán.

Tuy nhiên, do trong thỏa thuận hai bên nêu rõ rằng tham khảo giá bán

được đề nghị bởi bên nhượng quyền nhưng không ảnh hưởng đến quyền được tự do định đoạt về giá của bên nhận quyền, từ đó, buộc phải xem xét trên toàn thể,

khách quan các vấn đề, do vậy, Tòa tư pháp Châu Âu đã đưa ra phán quyết thỏa thuận này cần được xem xét cho hưởng miễn trừ theo các điều kiện của Điều 81(3) EC.

Từ đó, Tòa án Tối cao của Hợp chủng quốc Hoa kỳ đưa ra định nghĩa của một hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm: “có các ảnh hưởng nghiêm trọng đến

cạnh tranh, và không có các tác dụng thúc đẩy cạnh tranh để bù lại, tức không có sự biện minh hợp lý về tính hiệu quả của hành vi, thì thỏa thuận đó mặc nhiên vi phạm PLCT mà không cần phải tiến hành các phân tích toàn diện theo nguyên tắc lập luận hợp lý”. Ủy ban Châu Au đã ban hành trường hợp miễn trừ áp dụng Điều

81(1) Hiệp ước EC cho các thỏa thuận, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

(i) “nghĩa vụ buộc bên nhận quyền không được tiến hành các hoạt động cạnh tranh đối với các bên trong hệ thống nhượng quyền trong thời hạn một năm

sau khi

hợp đồng chấm dứt không vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC, bởi lẽ, hạn chế này

thực sự cần thiết nhằm bảo vệ bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền

cũng như

duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống nhượng quyền ” [19];

(ii)“hành vi hạn chế cạnh tranh buộc bên nhận quyền chỉ mua hàng hóa từ bên nhượng quyền hoặc các nhà cung cấp được bên nhượng quyền chỉ định không

vi phạm Điều 81(1) Hiệp ước EC với điều kiện bên nhận quyền phải được

mua hàng

hóa từ các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống” [16];

(iii) “chấp nhận hành vi hạn chế cạnh tranh buộc bên nhận quyền không được bán lại hàng hóa cho các nhà phân phối khác không thuộc hệ thống nhượng

quyền bởi lẽ các nhà phân phối này không phải chịu những ràng buộc theo hợp

đồng nhượng quyền thương mại vốn cần thiết để bảo vệ hệ thống nhượng

quyền

[20];

(iv) “xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế về địa điểm bán hàng buộc bên nhận quyền phải bán hàng hóa tại địa điểm đã được

[16].

Kinh nghiệm cơ quan lập pháp cần học hỏi của các hệ thống pháp luật nước ngoài:

Đầu tiên, các nhà làm luật cần phải đưa ra cách nhìn nhận một cách chính xác nhất, bao quát và tổng quan đối với mô hình NQTM, đây là hoạt động thương mại khác biệt với các hoạt động khác mà Luật Thương mại 2005 quy định do vậy cần có những quy định điều chỉnh riêng về những hạn chế điển hình mà NQTM còn vướng mắc về pháp luật như hợp đồng NQTM, yếu tố cạnh tranh hay quyền hạn- nghĩa vụ;

Việt Nam cần tiếp thu những tiến bộ của nền pháp luật nhân loại như những trường hợp miễn trừ cạnh tranh, nguyên tắc “lập luận hợp lý” cho phù hợp với thị trường. Đây là một điểm mới nhưng chưa được thiết lập tại nước ta, chúng ta nên ứng dụng thử nghiệm tại thực trạng thị trường NQTM nội địa, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những nguyên nhân tương tự. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền cần nghiệm lý sự phù hợp của những bài học trên tại Việt Nam, tạo cơ sở cho sự đa dạng hóa những kinh nghiệm tố tụng- giải quyết của ta về vấn đề NQTM- vẫn còn mới mẻ, xa lạ.

Đồng thời, Quốc hội cần đưa ra những chính sách cụ thể, hợp lý hơn nữa áp dụng để quản lý các hoạt động thương mại nội địa, thị trường NQTM ngày càng phát triển với sự ra đời của các thương nhân NQTM trong nước nhưng hiện tại, cơ chế pháp luật nước ta hiện còn đang lỏng lẻo, chưa chặt chẽ về quy định, điều kiện và quá trình giám sát cũng như thực hiện kiểm tra với các chủ thể tham gia quan hệ NQTM.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Sự phát triển và nở rộ không ngừng của các hoạt động NQTM là kết quả của việc hợp pháp hóa một cách công khai, cụ thể về loại hình kinh doanh này. Việc cho phép của Nhà nước là một cột mốc trong lịch sử NQTM tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam quy định, có thể rút ra được những kết luận sau:

Thứ nhất, Quốc hội Việt Nam chính thức đưa ra khái niệm về NQTM. Từ

đó, hoạt động nêu trên có sự phân biệt với các hoạt động thương mại khác như hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động Li- xăng hay hoạt động đại lý. Chính phủ Việt Nam ban hành Luật Thương mại 2005 cùng những văn bản pháp luật hướng dẫn về hoạt động NQTM như Thông tư 09/2006/TT-BTM, nghị định 35/2020/NĐ- CP. Đây là nguyên nhân cho một bước tiến mới của loại hình kinh doanh này, việc những nhà làm luật đưa ra những quy định chi tiết nhằm hướng dẫn cụ thể về chủ thể, thủ tục đăng ký, hoạt động góp phần tăng sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Thứ hai, tuy đã có sự thừa nhận nhưng sự hướng dẫn không cụ thể, rõ ràng

về từng điều luật của những nhà làm luật gây cho những chủ thể tham gia sự hoang mang, khó hiểu. Điển hình là khái niệm của Hợp đồng NQTM- chính chúng ta, những người học luật buộc phải dựa theo những khái niệm thuần túy nhất từ Hợp đồng dân sự hay những nhận định của các tổ chức thế giới để hiểu rõ về Hợp đồng NQTM, hay như quyền - nghĩa vụ của các bên tham gia.

Thứ ba, do bản chất của loại hình kinh doanh này khiến phát sinh ra tình

trạng thiếu tính công bằng trên thị trường thông qua sự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các bên. Đây là tính tất yếu trên thương trường, tuy nhiên, nó vi phạm Luật cạnh tranh mà các quốc gia đề ra bởi hành vi hạn chế cạnh tranh hay lạm dụng độc quyền thị trường đều có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến những thành phần kinh doanh khác trong giới kinh tế nói chung. Những hành vi hạn chế cạnh tranh của hoạt động NQTM được Luật cạnh tranh 2018 quy định chưa thật sự hoàn chỉnh và hàm chứa nhiều lỗ hổng pháp lý. Thực chất tuy hoạt động nhượng quyền là hoạt

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w