Về điều kiện hoạt động NQTM

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 37 - 40)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.3. về điều kiện hoạt động NQTM

Điều kiện để một thương nhân có thể kinh doanh hoạt động nhượng quyền như đã được nêu trên và quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2006/NĐ- CP, quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới đây:

Thứ nhất là, hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền “đã được hoạt động ít nhất 01 năm, trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Đồng thời bên nhận quyền chính tại Việt Nam nhượng quyền lại cho một bên khác tại Việt Nam khi được bên nhượng quyền cho phép, bên nhận quyền chính cũng phải hoạt động ít nhất 1 năm trước khi thực hiện nhượng quyền lại”. Thực tế, chúng ta có thể nhận ra, điều luật này nhằm đảm bảo

về hiệu quả hoạt động, uy tín của thương nhân trao quyền thương mại. Do loại hình này thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức non trẻ đầu tư, nhưng do họ chưa có đánh giá kỹ lưỡng cũng như xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo khiến cho quyền lợi của những chủ thể nhận quyền bị đe dọa. Thời hạn 01 năm mà pháp luật đưa ra yêu cầu các chủ thể nhượng hoạt động lĩnh vực được đăng ký tối thiểu 01 năm nhằm chứng minh giá trị thương mại và hiệu quả của mô hình trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền, từ đó, có thể thấy, việc quy định góp phần ổn định tính công bằng

của thị trường nhượng quyền thương mại đồng thời Nhà nước cũng chi phối, quản lý các thương nhân trên.

Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có

thẩm quyền theo khoản 2, điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Năm 2006, mọi hoạt động nhượng quyền đều phải thực hiện điều khoản trên khoản 1, Điều 18, nghị định: “Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt

Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này”.

Ngay sau đó, năm 2010, Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết tại Luật Thương mại, đã nêu ra những trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền tại khoản 2, điều 3 các trường hợp đó phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương như: “a) Nhượng quyền trong nước; b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra

nước ngoài”. Sự ưu ái của chính quyền Việt Nam cho các chủ thể thực hiện hoạt

động NQTM nội địa được biểu hiện rõ nét. Đây cũng là điểm khác biệt của nước ta với hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Anh Quốc. Rõ ràng với tại nước ngoài, các doanh nghiệp muốn hoạt động Nhượng quyền trong nước hay quốc tế thì buộc phải hoàn thành thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu thẩm định và xét duyệt trước khi tiến hành hành vi nhượng quyền thương mại, ngoài vấn đề về thủ tục trên, họ phải tuân thủ những yêu cầu về đảm bảo tài chính như đặt cọc một khoản tiền tại Ngân hàng nhằm bảo đảm hoạt động theo Luật Minnesota.

Những hoạt động nhượng quyền từ Nước ngoài vào Việt Nam buộc phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương theo quy định Pháp luật. Cụ thể, những “ông lớn” nhượng quyền muốn tiến vào lãnh thổ Việt Nam, dù họ có lịch sử hình thành hay kinh nghiệm dày dặn nhưng vẫn phải có sự đăng ký, từ đó, cơ quan Nhà nước mới có thể quản lý và yêu cầu những thương nhân đó phải tuân theo hệ thống pháp luật nội địa, không có sự miễn trừ nào hoặc những trường hợp pháp luật Việt Nam không thể điều chỉnh và xử lý. Qua đó, Chính phủ muốn bảo vệ quyền lợi của những thương nhân nhỏ, lẻ của quốc gia cũng như bộ phận người tiêu dùng nội địa. Tuy vậy, việc này đã gây ra một “làn

sóng” phản đối về sự bảo hộ không bình đẳng ngoài ra cũng đưa đến khó khăn cho việc quản lý của Việt Nam.

Cuối cùng, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc đối tượng được phép

kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tức là không được nằm trong danh mục hàng hóa và dịch vụ bị cấm của Chính phủ, nếu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh thì phải xin giấy phép kinh doanh đặc biệt trước khi triển khai nhượng quyền. Vấn đề này được hướng dẫn tại phụ lục I “Danh mục hàng hóa,

dịch vụ cấm kinh doanh”, phụ lục II “Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh” và phụ lục III “Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện” theo

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ. Mọi hàng hóa, dịch vụ từ các ngành nghề khi kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam đều cần phải lưu ý quy định trên, do vậy, hàng hóa, dịch vụ của hoạt động NQTM cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ.

Ngoài ra, bên nhượng quyền phải đảm bảo rằng tất cả các nhãn hiệu liên quan đến hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam là: Đã đăng ký nhãn hiệu với cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc tế, trong đó chỉ định Việt Nam là cơ quan tài phán; Đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP), đây là điều kiện tiên quyết. Bởi quyền thương mại của hoạt động NQTM gắn với đối tượng liên quan đến sở hữu trí tuệ: thương hiệu- gợi nhớ đến dịch vụ, công ty đó, nhãn hiệu là thương nhân đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ do Nhà nước quản lý, từ đó, đảm bảo được sự giả mạo, sao chép trên thương trường. Theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây được cho là sự bảo vệ có tác dụng nhất, không thể không có trong hoạt động NQTM

Bên nhận quyền, vào năm 2006, Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã đặt ra

những quy định nhỏ cho thương nhân này: “Thương nhân được phép nhận quyền

thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. ” tuy nhiên, điều luật này đã nhanh chóng bị xóa bỏ theo Điều

9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Dù vậy, thương nhân muốn nhận quyền kinh doanh nhượng quyền từ thương nhân khác cũng đều phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với hàng hóa, dịch vụ mà phía bên kia chuyển giao. Việc quy định

này cho thấy, pháp luật khá nới lỏng, giản lược hóa, tạo cơ hội với bên nhận quyền thương mại.

Mặt khác, những hàng hóa này rất “đặc biệt”, bởi nó gắn với Quyền sở hữu trí tuệ, Nhượng quyền thương mại là một hình thức thỏa thuận cấp phép giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, cho phép bên nhận quyền, thông qua một thỏa thuận nhượng quyền, quyền truy cập để sử dụng kiến thức độc quyền, quy trình, bí quyết kỹ thuật và các quyền sở hữu trí tuệ khác của bên nhượng quyền, để cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền dưới tên thương mại của bên nhượng quyền. Do vậy, bản chất của những sản phẩm trên đều có tính độc quyền, đặc trưng mà chỉ riêng bên cấp nhượng quyền có.

Một phần của tài liệu 540 hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w