Thực trạng kiểmtoán khoản mục tạm ứng trong kiểmtoán BCTC do côngty

Một phần của tài liệu 533 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)

Trong quá trình thực tập tại KPMG em đã được tham gia cùng đoàn kiểm toán tại công ty A và được giao nhiệm vụ thực hiện phần hành kiểm toán khoản mục tạm

ứng. Trải qua quá trình quan sát, trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán em đã ghi chép thuật lại thực trạng kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán KPMG thực hiện tại công ty A nhu sau:

* về thông tin của khách hàng:

Khách hàng A thuộc đối tuợng khách hàng lâu năm của công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam, hoạt động ngành xây dựng. Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam đã tham gia kiểm toán Công ty A kể từ năm 2012. Bởi vậy việc kiểm toán tại Công ty A sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi mà các KTV của KPMG có thể tham khảo các tài liệu kiểm toán từ năm truớc để làm cơ sở áp dụng vào cuộc kiểm toán ở năm nay. Ngoài ra, các thủ tục kiểm toán đối với khách hàng thuờng niên cũng sẽ đuợc giảm bớt, chẳng hạn nhu tìm hiểu về thông tin ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ... Do đó công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam đã chấp nhận kiểm toán cho Công ty A

* về đoàn kiểm toán:

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam sẽ cân nhắc và sắp xếp đội ngũ nhân viên trong cuộc kiểm toán, nhóm KTV bao gồm 5 thành viên (trong đó em đóng vai trò là trợ lí KTV: “TKA”):

- Giám đốc : KTV Quốc gia ( CPA ) N.V.V

- Chủ nhiệm kiểm toán : KTV N.V.T

- KTV : KTV Đ.V.D

- Trợ lý KTV : N.H.N; T.K.A; N.H.A * về quá trình thực hiện kiểm toán:

Cuộc kiểm toán thực hiện tại Công ty A đuợc xác định không có sự tham gia bên ngoài. Theo phân công, em phụ trách thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát, đánh giá rủi ro, đánh giá trọng yếu và kiểm tra chi tiết đối với khoản mục Tạm ứng của công ty A. KTV ĐVD chịu trách nhiệm soát xét việc kiểm toán khoản mục nêu trên.

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: TKA

Ban giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán sau khi đưa ra được kết quả khảo sát khách hàng cũng như việc đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát. Bên cạnh đó, thời gian này cũng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ nhân lực kiểm toán.

Quy trình tổng thể cho kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán. Tại các bước của quy trình kiểm toán BCTC, nội dung kiểm toán khoản mục tạm ứng như sau:

2.2.1. Tại bước lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Đánh giá chấp nhận khách hàng

Công ty A là khách hàng lâu năm của Công ty TNHH Kiểm toán KPMG Việt Nam, do vậy các thông tin cần thiết về công ty này đã được thu thập từ các cuộc kiểm toán năm trước. Tuy nhiên, để cập nhật những thay đổi, KPMG vẫn thực hiện thủ tục chấp nhận khách hàng (reacceptance procedures).

Các anh chị kiểm toán viên sẽ đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán trên cơ sở các tiêu chí trong biểu mẫu đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng như bảng dưới đây. Tài liệu này sau đó được lưu vào hồ sơ kiểm toán thường xuyên (permanent file) trong phần mềm eAudIT. Thủ tục này nhằm xác nhận và từ chối những khách hàng không minh bạch hoặc những khách hàng có thể gây liên lụy đến công ty về mặt pháp luật. Thủ tục chấp nhận khách hàng cũng nhằm xác định và từ chối những khách hàng hiện tại có những đặc điểm tương tự. (xem phụ lục 1 Mẫu câu hỏi xem xét chấp nhận khách hàng Công ty A)

2.3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán

a) Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng được diễn ra khác nhau trong từng trường hợp. Nếu là khách hàng thường niên của công ty, trưởng nhóm KTV có thể căn cứ vào những thông tin đã được thu thập từ năm trước (được lưu trong hồ sơ kiểm toán thường xuyên trong eAudIT); đồng thời xem xét những thông tin thay đổi nổi bật xuất hiện trong năm kiểm toán. Đối với những khách hàng lần đầu, KTV sẽ phải dành nhiều thời gian hơn trong bước này. Những thông tin cơ bản cần tìm hiểu về khách hàng là:

30

* Thông tin về ngành nghề, hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng bao gồm: thông tin về hoạt động đơn vị, thông tin về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB đối với chi phí trả trước,...

* Thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như: giấy phép kinh doanh, các Báo cáo tài chính, biên bản họp Cổ đông, hội đồng quản trị , sổ đăng ký phương pháp khấu hao với cơ quan thuế,.

Thông tin chung về khách hàng A:

Niên độ:01/01/2019-31/12/2019 Ngày thực Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng Người soát xét: ĐVD

Tìm hiểu về khách hàng GTLV: 1000

1.Tổng quan về khách hàng

Thông tin chung: Công ty Cổ phần A được thành lập ngày 20/05/2008. Công

ty A có chức năng chủ chốt là thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện, hoàn thiện công trình xây dựng.

+ Giám đốc công ty : Ông NMT

+ Giám đốc chi nhánh Đà Nang : Bà LTH

Phòng tài chính kế toán :

Bà NTL phụ trách kế toán. 2.Chinh sách kế toán:

-Báo cáo tài chính của A được trình bày theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam: chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, các quy định kế toán hiện hành tại Việt Nam.

-Hình thức kế toán: Nhật ký chung trên phần mềm kế toán -Ngôn ngữ: tiếng Việt

-Đơn vị: VNĐ

-Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng các chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18/05/2015, Thông tư 53/2017/TT- BTC ngày 21/03/2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

-Niên độ kế toán: Năm tài chính của công ty bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

(Nguồn : Giấy tờ làm việc của KTV)

a) Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng:

Theo quan sát của em, các anh chị KTV sẽ thông qua những tài liệu trong hồ sơ thường trực của Công ty A bao gồm Biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước, kỳ trước; sổ sách kế toán liên quan đến Tạm ứng và phỏng vấn nhân viên trong Công ty để từ đó khẳng định và bổ sung các thông tin về HTKSNB đặc biệt về hệ thống kế toán của Công ty đối với Tạm ứng.

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: NNT Nien đọĩÕ1/Õ1/2Õ19 - 3Ĩ7Ĩ2/2ÕĨ9 Ngày thực

hiện:1Õ/Õ1/2Õ2Õ Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng

Người soát xét: ĐAT Tìm hiểu về hệ thống KSNB GTLV: 3300

Do Công ty A là khách hàng cũ đã được KPMG Việt Nam kiểm toán năm trước nên việc đánh giá HTKSNB trong năm nay sẽ không được thực hiện. Đối với việc đánh giá HTKSNB Công ty A trong năm nay, KTV dựa vào bảng đánh giá của năm trước kiểm toán và chỉ thu thập thêm các thay đổi của khách hàng trong năm nay. (xem bảng 2.4 Đánh giá hệ thống KSNB của Công ty A năm 2019)

Ket quả như sau: Qua bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, KTV đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được tổ chức khá tốt, đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản

mục tạm ứng ở mức trung bình.

Theo kết quả này thì hệ thống KSNB của đơn vị được thiết kế khá đầy đủ và hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và phát hiện kịp thời sai phạm. RRKS được đánh giá ở

mức độ trung bình. KTV có thể dựa vào bằng chứng thu được từ hệ thống KSNB để giảm thủ tục kiểm tra cơ bản và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và trao đổi, phỏng vấn với anh KTV Đ.V.D em nhận ra ở khâu đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng này vẫn còn tồn tại vấn đề,

cụ thể theo như trích dẫn trả lời khảo sát của anh KTV Đ.V.D: “ Mặc dù KPMG đã xây

dựng được một hệ thống các bảng đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng để áp dụng đối với khoản mục tạm ứng nói riêng cũng như các khoản mục khác nói chung. Tuy nhiên, các câu hỏi được ghi trong bảng hỏi đều có dạng câu hỏi đóng, ngoài các thông tin được hỏi thì KTV không thu được thêm các vấn đề mà không được đề cập đến trong bảng câu hỏi này.” Điều này em nhận thấy gây ra nhiều khó khăn trong việc ra kết luận đánh giá vì hầu như các anh chị KTV đều chỉ dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán của mình để kết luận. Đồng thời các anh chị KTV chỉ dừng lại ở bước phỏng vấn với bảng câu hỏi mà chưa có bước kiểm tra “walk- through” kiểm tra hoạt động KSNB đối với một nghiệp vụ cụ thể để hiểu hơn về quy trình thiết kế KSNB tại khách hàng. Do trong quá trình đi tham gia kiểm toán ở nhiều công ty khác nhau em có tự quan sát rồi so sánh đối chiếu và nhận thấy không phải công ty nào cũng thực sự thiết kế hoạt động KSNB đối với một số khoản mục theo từng đặc thù riêng của công ty.

33

Câu hỏi Có Không

Tạm ứng

1. Người được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc tạm ứng mua vật tư, tư liệu, công cụ có kế hoạch, đề nghị, được Giám đốc Công ty phê duyệt, kèm các báo giá không ?

X

2. Công ty có theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nhận tạm ứng, từng lần nhận tạm ứng không ?

X

3. Đối với các khoản tạm ứng phục vụ công tác hành chính quản trị, có dự toán chi tiêu cụ thể được Giám đốc Công ty duyệt trước khi thực hiện không ?

X 4. Công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ hay ban kiểm

soát không ?

X

5. Phòng kế toán có theo dõi tài khoản tạm ứng, thường xuyên đối chiếu số phát sinh, số dư chi tiết với số liệu tổng hợp, phân tích các khoản dư nợ tồn đọng, hàng tháng báo cáo và đề xuất phương án giải quyết

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: TKA Niên độ:01/01/2019-31/12/2019 Ngày

thực Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng Người soát xét: Đ VD

Phân tích sơ bộ BCTC GTLV: 700

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Tăng / giảm % Tăng/ giám

Tài sản 96 80.300.903.20 0 15.799.124.36 6 19,67% Phải thu ngắn hạn khác 0 5.637.002.62 4.900.362.700 736.639.920 15,03%

(Nguồn : Giấy tờ làm việc của KTV ) * Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với BCTC và khoản mục Tạm ứng: Phần này do em phụ trách thực hiện dưới sự chỉ dẫn của các anh chị KTV như bảng

dưới đây:

34

Kết luận : Công ty đang có xu huớng tăng tài sản và phải thu ngắn hạn khác trong năm, cần kiểm tra chi tiết để thấy rõ sự biến động và việc tăng nhu vậy có tốt hay không

(Nguồn : Giấy tờ làm việc của KTV ) Ở buớc này em nhận ra một thực tế là em chỉ đuợc huớng dẫn để thực hiện phân tích xu huớng và so sánh đơn giản nên chỉ thấy đuợc sự biến động với năm truớc mà không thấy đuợc sự biến động đặt chung trong một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

a) .. Xác định mức trọng yếu và rủi ro ước luợng và phân bổ mức trọng yếu :

Công ty KPMG Việt Nam khi tiến hành đánh giá mức trọng yếu thuờng sử dụng các chỉ số sau :

Mức trọng yếu tổng thể ( Overall Materiality - OM): là mức trọng yếu xét trên cấp độ toàn bộ BCTC, đuợc tính toán theo công thức sau :

Khách hàng: Công ty A Người thực hiện: TKA

+ Benchmark là chuẩn điểm, cơ sở để từ đó mức trọng yếu đuợc thiết lập. Các chuẩn điểm thuờng gặp gồm có lợi nhuận truớc thuế từ hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận bình quân từ 3 - 5 năm gần nhất, tổng tài sản, tài sản thuần, lợi nhuận đã điều chỉnh từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận truớc thuế, khấu hao và lãi vay ( EBITDA )...

+ Rule Of Thumb - quy tắc kinh nghiệm, là một tỷ lệ tuơng ứng, cũng phụ thuộc vào bản chất khách hàng kiểm toán, dao động từ 0,5% - 10%.

Phụ lục 2. Mối quan hệ giữa chuẩn điểm, quy tắc kinh nghiệm và bản chất khách hàng kiểm toán trong phụ lục sẽ tóm tắt mối quan hệ giữa bản chất khách hàng, chuẩn điểm và quy tắc kinh nghiệm, đồng thời chỉ ra tỉ lệ phần trăm tối đa đuợc áp dụng trong từng truờng hợp.

Mức trọng yếu thực hiện ( Performance Materiality - PM ) : là mức sai sót có thể chấp nhận đuợc ở cấp độ khoản mục, nói cách khác đây là mức trọng yếu đuợc phân bổ cho các tài khoản. Sau khi đã thiết lập đuợc OM, KTV sẽ tính toán PM theo công thức sau :

PM = OM x (1 - Haircut )

Trong đó : Haircut là một tỷ lệ dao động từ 25% - 50%. Vì vậy, khoảng dao động của PM sẽ từ 50% - 75% OM. Việc lựa chọn mức Haircut cụ thể tùy thuộc vào tình huống và sự phán đoán của KTV. Truớc khi có thể đua ra mức Haircut, KTV cần cân nhắc về lịch sử của những sai phạm ở công ty khách hàng. Ví dụ nhu, khách hàng thuờng xuyên có những điều chỉnh trên BCTC hoặc đây là cuộc kiểm toán lần đầu thì mức Haircut phải đuợc thiết lập cao hơn so với các khách hàng khác. KPMG Việt Nam thuờng đánh giá mức PM nhu sau : với các công ty niêm yết thì PM = 50% OM còn với các công ty không niêm yết, PM = 75% OM.

Việc tính toán mức PM là rất quan trọng, vì tất cả các sai phạm trên từng khoản mục, khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà vuợt qua mức này thì công ty khách hàng buộc phải điều chỉnh.

* Mức danh nghĩa ( AMPT )

Mức danh nghĩa là mức mà nếu sai sót xảy ra duới mức này dù là sai sót đơn

36

lẻ hay tổng cộng thì đều không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót, chênh lệch nếu lớn hơn mức danh nghĩa và nhỏ hơn PM sẽ được đưa vào bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán không cần điều chỉnh ( SUAD - Summary Of Unrecorded Audit Differences ); các sai sót, chênh lệch nếu lớn hơn PM sẽ được đưa vào bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán cần điều chỉnh ( SAD ).

Mức danh nghĩa thường được KPMG Việt Nam sử dụng ở mức 5 - 10 % OM

Niên độ:01/01/2019-31/12/2019 Ngày thực Nhân viên được phỏng vấn : Kế toán

trưởng Người soát xét: ĐVD

Ước lượng và phân bổ mức trọng yếu GTLV: 800

Ch ỉ tí êu VNĐ

(Nguồn : Giấy tờ làm việc của KTV)

Lý do lựa chọn các chỉ tiêu với mức trên được các anh chị KTV giải thích như sau :

* Cổ phiếu của công ty A chưa được giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội nên sử dụng mức PM = 75%OM

* Cơ sở sản xuất của A thường xuyên được nâng cấp và là cơ sở hoạt động tốt

trong khu vực. Ngoài việc đầu tu vào cơ sở vật chất, A rất chú trọng phát triển đội ngũ nhân sự thông qua các hoạt động đào tạo qua các khóa học và trong công việc. Do đó, công ty rất có triển vọng phát triển trong tuơng lai, khả năng tiếp tục hoạt động của công ty là chắc chắn

* Nguời sáng lập, ông X, là một tên tuổi lớn trong ngành. Nhờ uy tín và mối quan hệ của ông với khách hàng, doanh thu của công ty luôn ổn định và tăng truởng. Do đó, đầu ra công ty đuợc đảm bảo, tình hình tài chính lành mạnh.

* Kết quả kiểm toán các năm truớc cho thấy ban quản lý công ty liêm chính, chính sách kế toán thận trọng.

Một phần của tài liệu 533 hoàn thiện kiểm toán khoản mục tạm ứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w